Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2013 tăng nhẹ

Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 1 tỷ 775,8 triệu USD, tăng 13,5% so vởi năm 2012,. Tăng trưởng xuất khẩu trong ngành nhựa năm 2013 đã chậm lại. Nguyên nhân sâu xa là các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đang phải đối mặt với với áp lực cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn khó khăn về vốn, tảng lương tối thiểu vùng cho công nhân, nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng nhưng sản phẩm bán ra không tăng... Dự báo trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt khoảng trên 2 tỷ 2 triệu USD, tăng khoảng 25,4% so với năm 2013.

-Năm 2013 là năm xuất khẩu thành công của các doanh nghiệp nhựa của nước ta. Có 21 sản phẩm nhựa của Việt Nam được xuất khẩu tới 158 thị trường trên thế giới. Nhật Bản, Mỹ, Campuchia, Đức là 4 thị trường nhập khẩu lớn nhất sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2013, cho thấy sản phẩm nhựa của nước ta có mặt bằng ổn định và vẫn được các thị trường lớn tin dùng. Năm nay, thị trường Campuchia thay thế Đức trỏ thành thị trường lớn thứ 3 nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam. Những năm gần đây thị trường Campuchia có kim ngạch tăng trưởng khá tốt và ổn định và là thị trường có nhiều triển vọng trong năm 2014. Trong năm 2014, khi mà Mỹ sẽ xem xét việc có hay không, chấm dứt việc áp thuế chống bán phả giá đối với sản phẩm nhựa của Việt Nam, nếu được dỡ bỏ thì xuất khẩu sản phẩm nhựa sang Mỹ, đặc biệt là bao bì nhựa, sẽ tăng trở lại và cơ cấu thị trường xuất khẩu nhựa năm 2014 sẽ bị xáo trộn. Vì theo ước tính, nhu cầu của thị trường Mỹ lớn hơn Nhật nhiều lần.

-Năm 2013, sản phẩm nhựa của nước ta tiếp tục mở rộng cơ cấu chủng loại xuất khẩu tói các thị trường thuộc khối ASEAN. Đặc biệt, sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa đang được các thị trường trong khối ASEAN nhập khẩu với kim ngạch lớn đó là các thị trường Campuchia, Inđônêxia, Philippin và Malaysia. Túi nhựa vẫn là sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều nhất với kim ngạch tăng trưởng khá và ổn định. Trong thời gian tới, để hoạt động xuất khẩu của ngành nhựa bền vững, các doanh nghiệp nhựa cần hưởng tới những sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, an toàn vởi sức khỏe tiêu dùng.

Về các thị trường nhập khẩu các sản phẩm nhựa

Trong năm 2013, sản phẩm nhựa của Việt Nam được xuất khẩu tới 158 thị trường trên thế giới/tăng 1 thị trường so với năm 2012. Trong đó, có 26 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10,0 triệu USD và 69 thị trường đạt kim ngạch đạt trên 1,0 triệu USD. Đặc biệt, cổ 5 thị trường đạt kim ngạch trên 100,0 triệu USD là thị trường Nhật Bản, Mỹ, Campuchia, Đức, Hà Lan. Trong đó, thị trường Nhật Bản có kim ngạch xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với các thị trường còn lại, đạt 411,5 triệu USD. Hầu hết kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa tới các thị trường đều tăng so với năm 2012, chỉ có một số thị trường lớn có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa giảm đó là Anh, Inđỏnêxia và Thái Lan.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2013 (% tính theo trị giá)


Nhật Bản đứng vững ở vị trí đứng đầu về nhập khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2013. Năm vừa qua là một năm xuất khẩu thành công sản phẩm nhựa nước ta tới thị trường này, đạt 411,53 triệu USD, tăng 16,9% so với năm 2012. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Nhật Bản chiếm 23,2% cao hơn 0,7% so với năm ngoái. Dự báo xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2014, với kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này đạt khoảng 495,6 triệu USD, tăng 20,4% so với năm 2012. Đây vừa là thị trường lớn trong nhiều năm tới của ngành nhựa xuất khẩu nước ta. Một số sản phẩm nhựa xuất khẩu nhiều tới thị trường nàỵ như sản phẩm túi nhựa, sản phẩm nhựa công nghiệp, đồ dùng trong văn phòng, trường học.

Năm 2013 là một năm xuất khẩu thành công sản phẩm nhựa tới thị trường Mỹ. Đây vẫn là thị trường đứng thứ 2 về nhập khẩu sản phẩm nhựa của nước ta trong năm nay, đạt 196,6 triệu USD, chiếm 11,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm, tăng mạnh 21.5% so với năm 2012. Mỹ vẫn là thị trường lớn và nhiều tiềm năng của ngành nhựa xuất khẩu nước ta trong năm 2014 với kim ngạch nhập khẩu ước đạt 255,0 triệu USD, tăng khoảng 29,7% so với năm 2013. Hai chủng loại xuất khẩu chủ yếu tới thị trường này là các sản phẩm nhựa gia dụng và các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói.

Campuchia thay thế thị trường Đức trở thành thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường dẫn đầu khu vực ASEAN về nhập khẩu sản phẩm nhựa của nước ta trong năm 2013. Đây là thị trường có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa nước ta có mức tăng trưởng ổn định trong thời gian gần đây. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này đạt 122,7 triệu USD, chiếm tới 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm, tăng 15,5% so với năm 2012. Thị trường này mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2014, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 160,7 triệu USD, tăng 30,9% so với năm 2013. Một số chủng loại sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều tới thị trường này là túi nhựa, sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa và sản phẩm nhựa gia dụng...

Đức là thị trường dẫn đẩu thị trường EU về nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thị trường này tụt xuống vị trí thứ 4 về nhập khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2013, đạt 113,65 triệu USD, chiếm 6,4% tỷ tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa năm nay. So với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Đức tăng 6,7%. Năm vừa qua xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này không có nhiều biến động. Các doanh nghiệp nhựa nước ta cần phải nỗ lực tìm hiểu thị trường, thay đổi cơ cấu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường này để kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh hơn nữa. Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Đức ước đạt 130.5 triệu USD, tăng 14,8% so với năm 2013. Xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này chủ yếu là túi nhựa.

Hà Lan, thị trường lớn thứ 5 nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2013, đạt 101,08 triệu USD, chiếm 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa. Đây là thị trường tiềm năng có nhiều cơ hội cho ngành nhựa xuất khẩu nước ta mở rộng chủng loại xuất khẩu tới thị trường này trong năm 2014. So với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này tăng 14,8%. Dự báo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này trong năm 2014 đạt khoảng 125,5 triêu USD, tăng 24,4% so với năm 2013. Các sản phẩm nhựa chủ yếu xuất khẩu tới thị trường này như tượng nhỏ, chậu hoa, các đồ trang trí khác và túi nhựa...

Năm 2013 không phải là năm xuất khẩu thành công sản phẩm nhựa tới thị trường Anh, với kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này giảm nhẹ 0,7% so với năm trước nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 87,32 triệu USD, chiếm 4,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm 2013. Đây cũng là một trong các thị trường lớn nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong nhóm EU.. Tuy nhiên thị trường này rất khó tính và đòi hỏi cao ở mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Dự báo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này năm 2014 sẽ tăng trở iại. Có rất nhiều sản phẩm nhựa xuất khẩu tới thị trường nàỵ, nhưng chủ yếu là sản phẩm túi nhựa.

Có 3 thị trường trong khối Asean là Inđônêxia, Philipine và Malaysia, thuộc nhóm 10 thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa của nước ta với kim ngạch xuất khẩu đạt tương ứng là 67,8 triệu USD, 61,18 triệu USD và 47,18 triệu USD, chiếm tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa lần lượt là 3,8%, 3,4% và 2,7%. So với năm 2012, chỉ có 2 thị trường Philipine và Malaysia có kim ngạch xuất khẩu tăng với mức tăng lần lượt là 61,9% và 5,4%, còn thị trường Inđônêxia có kim ngạch nhập khẩu giảm 5,1%.

Đâỵ là những thị trường tiềm năng của ngành nhựa nước ta, các doanh nghiệp nhựa cần chú ý hơn nữa tới các thị trường này. Trong năm 2014 sắp tới, với điều kiện địa lý thuận lợi và hàng rào thuế quan thấp, dự báo kim ngạch xuất khẩu tới các thị trường khu vực ASEAN sẽ tăng mạnh. Xuất khẩu chủ yếu tới 3 thị trường này cùng là sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa.

Ngoài ra, còn một thị trường khác trong khối ASEAN đạt kim ngạch nhập khẩu khá lớn là Thái Lan, với kim ngạch đạt 41,15 triệu USD, chiếm 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa. Tuy nhiên, so với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh 22,4%, đưa thị trường này ra khỏi nhóm 10 thị trường lớn nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam năm nay. Dự báo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này trong năm 2014 sẽ tăng trở lại.

Xuất khẩu tới một số thị trường EU khác tăng trưởng không nhiều so với năm 2012, hầu hết kim ngạch xuất khẩu tới các thị trường này có kim ngạch tăng, thị trường Pháp đạt 34.73 triệu USD, tăng 8,6% so với năm 2012. Xuất khẩu tới Italia tăng 33,4% so với năm 2012 đạt 20,93 triệu USD. Xuất khẩu tới Bỉ với kim ngạch xuất khẩu đạt 20,1 triệu USD, tăng 34,1% so với năm 2012...

Xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2013 tới một số thị trường Châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan đều có kim ngạch tăng so với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tới Hàn Quốc đạt 43,22 triệu USD, tăng 39,3%, vái kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh Hàn Quốc thuộc nhóm 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất sản phẩm nhựa của nước ta trong năm 2013. Xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Đài Loan đạt 34,4 triệu USD, tăng 7,7% so với năm ngoái. Một số thị trường khác có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa tăng so với năm 2012 như thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 30,87 triệu USD, tăng mạnh 29,6% .

Tham khảo thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam

Thị trường

Năm 2013 (USD)

Ty trọng (%)

So năm 2012

Nhât Bản

411.529.783

23,2

16,9

Mỹ

196.601.867

11,1

21,5

Campuchia

122.701.279

6,9

15,5

Đức

113.657.903

6,4

6,7

Hà Lan

101.080.001

5,7

14,8

Anh

87.323.388

4,9

-0,7

Inđônêxia

67.845.104

3,8

-5,1

Philipine

61.181.140

3,4

61,9

Malaysia

47.181.929

2,7

5,4

Hàn Quốc

43.224.122

2,4

39,3

Thái Lan

41.158.811

2,3

-22,4

Australia

35.837.713

2,0

15,4

Pháp

34.731.823

2,0

8,6

Đài Loan

31.414.759

1,8

7,7

Trung Quốc

30.879.397

1,7

29,6

Singapore

22.923.342

1,3

-2,9

Italy

20.934.104

1,2

33,4

Bỉ

20.094.837

1,1

34,1

Canada

19.214.136

1,1

7.7

Thuy Điển

16.288.588

0,9

8,9

Tây Ban Nha

16.115.685

0,9

82,2

Ba Lan

16.112.441

0,9

6,7

Lào

13.849.912

0,8

32,4

Ấn Đô

10.955.671

0,6

-9,4

Nga

10.115.530

0,6

-2,3

Hồng Kông

10.111.594

0,6

-7,7

Mêhicô

9.974.022

0,6

61,9

UAE

9.372.701

0,5

74,1

Myanma

9.268.315

0,5

103,0

Đan Mach

9.063.754

0,5

-16,3

Công Hoà Séc

8.794.422

0,5

45,2

Thổ Nhĩ Kỳ

8.605.483

0,5

-4,7

New Zealand

8.443.870

0,5

38,4

Phần Lan

6.024.819

0,3

-14,0

Thuy Sỹ

5.559.921

0,3

0,6

Cuba

5.428.254

0,3

62,7

Bangladet

5.292.909

0,3

13,0