Giá cước vận tải biển xuyên Thái Bình Dương tăng do cắt giảm công suất


Ngành vận tải biển đang phải đối mặt với những thách thức lớn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Giá cước vận tải biển xuyên Thái Bình Dương đã ổn định trong vài tuần qua, sau nhiều tuần giảm. Một số chỉ số về giá cước giao ngay trên tuyến từ châu Á đến Mỹ và châu Âu thậm chí còn cho thấy các mức giá trước đại dịch. Tuy nhiên, dường như chúng đang bắt đầu tăng lên do động thái từ các hãng vận tải biển.


Trong khi giá cước hiện tại là 1.000 USD cho mỗi container 40 feet đến Bờ Tây và 2.200 cho mỗi container 40 feet đến Bờ Đông có thể là mức sàn, thị trường vẫn không ổn định và một số yếu tố có thể đẩy giá cước lên cao hơn nữa trong những ngày tới.

Theo Freightos, chỉ số container toàn cầu tăng 14% lên 1.599 USD cho mỗi container 40 feet so với tuần trước. Giá cước trên tuyến châu Á-Bờ Tây nước Mỹ tăng 71% so với tuần trước lên 1.725 USD cho mỗi container 40 feet tính đến ngày 21 tháng 4 trong khi giá cước trên tuyến châu Á- Bờ Đông nước Mỹ tăng 15% so với tuần trước lên 1.725 USD cho mỗi container 40 feet.



Công suất tiếp tục giảm mạnh



Một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến giá cước vận tải biển là việc các hãng vận tải cắt giảm mạnh công suất thông qua các chuyến đi trống và tạm dưng dịch vụ. Các hãng vận tải có khả năng tiếp tục giảm công suất bằng hai cách trên trong những ngày tới, khi họ tìm cách cân bằng cung và cầu trước tình trạng bất ổn đang diễn ra. Mặc dù các biện pháp này giúp bình ổn giá cước vận tải, song các nhà phân tích cho rằng chúng có thể góp phần làm tăng giá cước hơn nữa nếu cầu vượt quá cung.



Chỉ số tổng hợp Drewy đã tăng 4% vào tuần kết thúc ngày 20 tháng 4 lên 1.774 USD cho mỗi container 40 feet, đánh dấu lần đầu tiên tăng trong 15 tuần qua. Mặc dù chỉ số này hiện thấp hơn 83% so với mức đỉnh 10.377 USD cho mỗi container 40 feet đạt được vào tháng 9 năm 2021, nhưng vẫn cao hơn 25% so với mức trung bình trước đại dịch là 1.420 USD. Xét theo tuyến, giá cước giao ngay từ Trung Quốc đến Bờ Tây và Bờ Đông nước Mỹ tăng 11-12% so với tuần trước lần lượt lên 1.856 USD và 2.849 USD cho mỗi container 40 feet.



Ùn tắc tại các cảng vẫn là một vấn đề đối với các hãng vận tải



Một yếu tố khác có thể đẩy giá cước lên cao hơn là tình trạng tắc nghẽn và chậm trễ đang diễn ra tại các cảng trên cả hai bờ biển của Mỹ. Khi các tàu tiếp tục cập cảng với lượng container tồn đọng, thời gian cần thiết để dỡ và bốc hàng ngày càng tăng, dẫn đến thời gian chờ đợi lâu hơn và tiềm ẩn các khoản phí lưu chuyển. Tình trạng tắc nghẽn cảng có thể làm trầm trọng thêm những hạn chế về công suất và góp phần làm tăng giá cước.



Các hãng vận tải sẽ quản lý công suất của các tàu mới như thế nào?



Tuy nhiên, sự xuất hiện của các tàu đóng mới có thể làm phức tạp thêm vấn đề đối với các hãng vận tải, đặc biệt nếu họ không thể quản lý nó một cách hiệu quả. Công suất bổ sung có thể dẫn đến cạnh tranh gia tăng đối với nhu cầu hạn chế, có tiềm năng gây áp lực giảm lên giá cước giao ngay. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của lượng tàu đóng mới dự kiến diễn ra vào thời điểm nhu cầu vẫn chưa chắc chắn. Nếu các hãng vận tải không thể cân bằng công suất mới với nhu cầu, điều đó có thể gây khó khăn cho việc đạt được giá cước vận chuyển ổn định.



Biến động gia tăng do hoàn cảnh đầy thách thức



Nhìn chung, ngành vận tải đường biển có thể sẽ tiếp tục biến động trong những ngày tới cùng nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cước. Mặc dù việc giảm công suất có thể giúp ổn định giá cước trong thời gian ngắn, nhưng chúng cũng có thể góp phần làm tăng giá cước hơn nữa nếu nhu cầu tiếp tục vượt xa nguồn cung. Mặt khác, sự xuất hiện lượng tàu đóng mới dự kiến cũng có thể tạo ra thách thức cho các hãng vận tải, khi họ phải vật lộn để quản lý công suất trước nhu cầu không chắc chắn. Cuối cùng, khả năng cân bằng công suất và nhu cầu của các hãng vận tải sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giá cước trong những tuần tới.