NGÀNH NHỰA VIỆT NAM: “HOA THƠM” CÓ THÀNH “QUẢ ĐẮNG”?

(DĐDN) – Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa lên đến 20 – 25%/năm và là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất tại Việt Nam.

Điều đó cho thấy, triển vọng của việc tạo vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế rất lớn, là cơ hội vàng để làm tăng làn sóng đầu tư.

nhua

Tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa lên đến 20 – 25%/năm

Những điểm yếu

Theo ông Nguyễn Hoàng Ngân – Phó chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Nhựa Bình Minh (BMP): “Năm 2015 là một năm tương đối thuận lợi cho ngành nhựa. Riêng BMP có tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây”. Tương tự, lợi nhuận của Nhựa Rạng Đông Quý I/2016 cũng đạt trên 13,5 tỷ đồng, tăng 192,75% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là hai ví dụ cho thấy các DN sản xuất đồ nhựa đang trong giai đoạn khá thịnh vượng và đang có tiềm năng phát triển là rất lớn.

Nhưng nhìn chung các DN nhựa vẫn chưa hoàn toàn có thể lạc quan vì vẫn phải đối đầu với rất nhiều thách thức, nhất là trong thời gian tới khi hàng rào thuế quan dỡ bỏ, sản phẩm nhập khẩu, sự cạnh tranh và áp lực lại tăng cao. Trong khi đó, nhiều DN có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, trình độ sản xuất yếu kém, trang thiết bị lạc hậu và số vốn để đầu tư vào công nghệ cũng thiếu thốn. Hơn nữa, sự phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu (chiếm 70%)…

Những vấn đề này đang là nỗi lo lắng sâu sắc, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng và khó duy trì tình hình kinh doanh khi mở rộng thị trường, khiến các DN sản xuất nhựa đang loay hoay tìm phương án giải quyết. Hơn thế nữa, nếu chỉ ung dung không nhìn xa trông rộng thì thời gian tới, mối nguy việc rời khỏi thị trường là vô cùng lớn.

Đi tìm giải pháp

Chính vì thế, trong Chương trình Chìa khóa thành công – CEO ngày Chủ Nhật 03/07/2016 vừa qua đã lựa chọn chủ đề “DN hội nhập – Chiến lược cạnh tranh” nhằm tìm ra phương án giải quyết giúp cho các DN định hướng đúng đắn hơn.

Theo đó, chương trình đã đề cập đến câu chuyện của một DN chuyên sản xuất và kinh doanh đồ nhựa gia dụng. Trong những năm qua, DN theo đuổi chiến lược cạnh tranh dựa trên giá thành rẻ, bán vùng nông thôn, kinh doanh khá thuận lợi. Nhưng do sức ép cạnh tranh của hội nhập và xuất hiện nhiều đối thủ có sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn. Trước tình hình đó thì CEO và các cổ đông đã quyết định ngồi lại để lên phương án tìm chiến lược cho DN. Nhưng CEO đã không nhận được sự đồng tình của các Cổ đông khi cho rằng: “ DN cần tăng cường đầu tư nâng cấp công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, tạo sự khác biệt để cạnh tranh với đối thủ. Nếu không cạnh tranh mà bỏ chạy thì sớm muộn cũng bị đối thủ nuốt chửng”.

Nhưng các cổ đông lại cho rằng: “ Ý kiến của CEO quá tốn kém. DN nên tính toán phương án mở rộng thị trường trong nước, đặc biệt là nông thôn, lấy giá thành rẻ để làm chiến lược cạnh tranh cho mình”. Có rất nhiều ý kiến trang luận về cacác quan điểm giữa Ceo và cổ đông. DN sẽ lựa chọn phương án nào không phải là vấn đề đơn giản.