Nguồn: (To Quoc)
Những năm qua, Unilever Việt Nam luôn bền bỉ thực hiện chiến lược thúc đẩy tuần hoàn nhựa trong chuỗi giá trị của mình. Đại diện Unilever Việt Nam và CTCP Nhựa Tái Chế DUYTAN đã có những chia sẻ xoay quanh những giải pháp mà họ đã và đang thực hiện.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhựa cần sự chung tay góp sức từ nhiều phía
Nhiều năm qua, Unilever Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhựa, bà có thể cho biết những giải pháp Unilever Việt Nam đã và đang thực hiện hướng tới mục tiêu này không?
Từ nhiều năm nay, Unilever Việt Nam luôn liên tục tìm kiếm các giải pháp tân tiến nhất để thay đổi thiết kế bao bì để bao bì có thể dễ dàng tái chế. Đến nay, 64% bao bì Unilever có thể tái chế được. Chúng tôi cũng phối hợp cùng với chính quyền địa phương, người dân, các nhà bán lẻ, nhà thu gom để thực hiện vòng tuần hoàn nhựa, mang rác thải nhựa quay trở lại trong chính bao bì của Unilever. Đây là nỗ lực để tỷ lệ thu gom và tái chế nhiều hơn lượng nhựa đưa ra thị trường.
Theo bà, để nhựa có thể quay lại phục vụ đời sống và kinh doanh một cách hiệu quả thì yếu tố nào là quan trọng nhất?
Qua thực tế triển khai, theo tôi, để vòng tuần hoàn nhựa có thể phát huy hiệu quả cần sự chung tay góp sức của nhiều bên: Nhà nước - doanh nghiệp - nhà sản xuất, bán lẻ, đơn vị thu gom tái chế - người dân. Vào năm 2020, chúng tôi đã thành lập Hợp tác Công - Tư Quản lý Rác thải nhựa với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, đồng thời mở rộng đến các đối tác có chung mục tiêu để hình thành một kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa thông qua sự hợp tác chặt chẽ trong chính chuỗi giá trị của mình.
Đây có phải là lý do Unilever Việt Nam lựa chọn Duy Tân tái chế là một trong những đối tác để thực hiện chương trình hợp tác thu gom và tái chế nhựa nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn không?
Bà Võ Lương Bình Nguyên - Trưởng bộ phận Phát triển bền vững - Unilever Vietnam
Duy Tân tái chế là đối tác quan trọng của chúng tôi trong mục tiêu tái chế bao bì và thực hiện các chương trình thu gom rác thải nhựa. Chỉ tính riêng trong năm 2023, hai đơn vị đã cùng nhau thực hiện thu gom và tái chế với số lượng gần 5.000 tấn rác thải nhựa cứng.
Ông Lê Viết Đông Hiếu - Trưởng phòng Marketing & PTBV Duy Tân Recycling
Ngay từ những ngày đầu, Duy Tân tái chế đầu tư, xây dựng nhà máy nhựa tái chế nhằm cung cấp sản phẩm nhựa tái sinh chất lượng cao với công nghệ "Bottle to Bottle". Unilever Việt Nam là đối tác thân thiết của chúng tôi trong hành trình phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua việc sử dụng 100% nhựa tái sinh trên các bao bì sản phẩm quen thuộc với người tiêu dùng như: chai sữa tắm Dove, chai nước rửa chén Sunlight… Ngoài ra, chúng tôi còn đồng hành trong các chương trình thu gom rác thải nhựa với mục tiêu thu gom, tái chế 30.000 tấn rác thải nhựa đến năm 2027.
Thu góp - tái chế rác thải nhựa cần sự chung tay, góp sức từ người dân và nhiều đơn vị.
Thu gom-tái chế nhựa: Khó khăn trước mắt, lợi ích lâu dài
Được biết, Unilever đã và đang phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện Dự án phân loại rác thải nguồn ở Quận 7 (TP.HCM), ông/bà có thể chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dự án?
Bà Võ Lương Bình Nguyên - Trưởng bộ phận Phát triển bền vững - Unilever Vietnam
Unilever Việt Nam phối hợp với UBND Quận 7 đã triển khai một loạt các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác nhựa tại nguồn. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ công tác thu gom, tái chế rác thải nhựa trên toàn địa bàn quận, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hoàn thiện vòng tuần hoàn nhựa, biến rác thải nhựa thành nguồn tài nguyên tái sinh, phục vụ trở lại cho đời sống và sản xuất.
Thuận lợi lớn nhất của chúng tôi là sự phối hợp đồng lòng của chính quyền Quận 7 và người dân trên địa bàn dự án. Khó khăn là hành vi/ý thức của người dân về việc phân loại, thu gom rác thải nhựa chưa cao, cần được khuyến khích nhiều hơn nữa thông qua các hoạt động tuyên truyền từ các bên, đặc biệt là nhà nước.
Ông Lê Viết Đông Hiếu - Trưởng phòng Marketing & PTBV Duy Tân Recycling
Khó khăn lớn nhất hiện nay của việc thu gom rác thải nhựa là việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện hiệu quả. Chỉ cần để lẫn các chủng loại nhựa với nhau thì chất lượng sẽ không đạt yêu cầu, dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao. Trong kinh tế tuần hoàn, phân loại rác tại nguồn là chìa khóa để việc thu hồi và tái chế đạt được hiệu quả.
Unilever Việt Nam phối hợp cùng Sở TM-MT TP.HCM, UBND Q.5 tổ chức tọa đàm trong khuôn Ngày hội Sống xanh lần 4
Để thực hiện mục tiêu thu gom, tái chế 30.000 tấn rác thải nhựa đến năm 2027, bà có thể cho biết những kế hoạch Unilever Việt Nam sẽ triển khai để việc thu gom rác thải nhựa được thực hiện hiệu quả hơn?
Thu gom - tái chế nhựa ở Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt, tuy nhiên, nếu chúng ta cùng nỗ lực chắc chắn sẽ tạo ra những lợi ích lâu dài. Trong giới hạn của Unilever, hiện nay các chương trình chúng tôi đang phối hợp với UBND Quận 7 đã mang lại sự lan tỏa tích cực đến nhiều đối tượng công chúng, đặc biệt là trẻ em, những người thụ hưởng môi trường xanh sạch đẹp trong tương lai. Vì vậy, trong thời gian sắp đến, Unilever Việt Nam tiếp tục đồng hành chặt chẽ cùng các đối tác để triển khai nhân rộng mô hình văn hóa tái chế trên các quận, huyện trên địa bàn TP. HCM. Đồng thời tổ chức nhiều hội thảo, chương trình tập huấn để người dân được trang bị kiến thức về phân loại nhựa và nâng cao hiệu quả phân loại rác tại nguồn.