​Một báo cáo cho biết ngành nhựa Mỹ là một tác nhân góp phần gây ra khí thải nhà kính ngày càng nhiều.


Judith Enck, chủ tịch tổ chức Beyond Plastics, phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 21/10.

Một báo cáo mới cho biết nước Mỹ là quốc gia góp phần thải khí nhà kính ngày càng nhiều, đồng thời sẽ phải chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu nhiều hơn là ngành than trong vòng vài năm tới.

"Chúng ta đang trong khủng hoảng về khí hậu," theo lời bà Judith Enck, chủ tịch dự án Beyond Plastics bảo trợ báo cáo, phát biểu hôm 21 tháng 10 trong một cuộc họp báo. "Nếu chúng ta không còn hi vọng nào giảm bớt việc phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả nữa thì việc sản xuất và thải bỏ nhựa cần phải được đưa vào chương trình nghị sự."

Một báo cáo mới đang tìm cách định lượng ngành nhựa nước Mỹ đang góp phần vào việc phát thải khí nhà kinhthông qua toàn bộ vòng đời của chúng như thế nào. Báo cáo kết luận rằng nhựa đang trở thành một vấn đề làm biến đổi khí hậu còn quan trọng hơn than vào năm 2030.

Báo cáo tựa "Loại Than Mới: Nhựa và Biến đổi Khí hậu," đã được chương trình Beyond Plastics của đại học Bennington do Enck lãnh đạo, nguyên là một nhà quản lý khu vực của Cơ quan Bảo vệ Môi trường.

Căn cứ theo báo cáo,ngành nhựa Mỹ mỗi năm thải ra ít nhất 232 tấn khí nhà kính, tương đương 116 nhà máy cỡ trung chạy bằng năng lượng.

Tuy nhiên trong khi các nhà máy chạy bằng than đang được loại bỏviệc phát triển sản xuất nhựa và tái chế hóa học sẽ hủy lượng khí nhà kínhđạt được khi đóng cửa các nhà máy này.

Trong năm 2020, lượng khí thải nhà kính của ngành nhựa được báo cáo đã tăng lên 10 triệu tấn so với năm trước, do nhiều nhà máy cracking đi vào hoạt động. Theo báo cáo, với 12 nhà máy nhựa mới hiện đang được xây dựng, và thêm 15 nhà máy nữa đang được lập kế hoạch, cho đến năm 2025 ngành có khả năng hàng năm thải ra thêm 40 triệu tấn khí thải nhà kính.

Ngành nhựa là trường hợp điển hình cho thấy nhựa lưu lại lượng các bon thấp hơn các vật liệu thay thế. Ví dụ như một công trình nghiên cứu của bộ phận nhựa thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ thực hiện trong năm 2016 cho thấy chi phí về môi trường khi sử dụng nhựa sản xuất hàng tiêu dùng và bao bì thấp hơn ít nhất bốn lần so với việc thay nhựa bằng các vật liệu khác thay thế.

Trả lời một câu hỏi của tạp chí Plastics News, Enck cho biết bà không đề nghị thay thế loại nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm dùng một lần được sản xuất bằng các vật liệu khác.

Bà nói "Đúng là nhựa thì nhẹ hơn, tuy nhiên chúng tôi đang tìm kiếm các chuyển đổi một cách thật hiệu quả các loại bao bì có khả năng giảm nguồn (khối lượng/ độc tính) và tái sử dụng/nạp lại được. Tôi cho rằng thông báo mới đây của PepsiCo, dung nạp mô hình SodaStream, là một ví dụ tốt về hoạt động này. Việc thông qua các luật về EPR [trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất] tại bang MaineOregon và tại các bang khác sớm sẽ giúp thúc đẩy sự thay đổi này.

"Trường hợp tái sử dụng và tái nạp không phải là một lựa chọn, các vật liệu thay thế nhựa khác như sợi và thủy tinh và kim loại có thể được chế tạo với các hàm lượng vật liệu tái chế đồng thời có thể dễ dàng hơn là nhựa, chẳng hạn như đạt được một tỷ lệ tái chế cao hơn nhiều," bà nói thêm.

"Báo cáo của chúng tôi không chú trọng đến yếu tố vận chuyển hàng tiêu dùng. Nhưng thực tế về phương diện đó tôi nghĩ rằng điều quan trọng là nêu lên việc các ngành vận chuyển giao nhận đường bộ và đường thủy đang đi theo hướng loại bỏ cácbon, cho nên các lợi thế tồn tại của nhựa theo thời gian cũng sẽ biến mất " theo bà Enck.

Hiệp Hội Ngành Nhựa trụ sở tại Washington đã phản ứng lại với báo cáo hôm 21/10 gọi đó là một định kiến đối với nhựa đồng thời chỉ rỏ nhiều nghiên cứu cho thấy nhựa đã làm giảm bớt các hậu quả cho môi trường nhiều hơn các vật liệu khác.

Trong một thông cáo, hiệp hội phát biểu "Điều không ngạc nhiên là một tổ chức có tên là Beyond Plastics (Bên Ngoài Nhựa) sẽ tuyển chọn các dữ liệu nhằm đáp ứng phù hợp chuyện kể của họ và gây quỹ cho chính họ đồng thời tấn công công trình đang được hơn 1 triệu người Mỹ xây dựng."

Bản thông cáo nói "Nhựa nhẹ hơn và bền hơn các vật liệu thay thế,đồng thời giảm được tổng khối lượng sản phẩm. Các sản phẩm nhẹ hơn cần ít nhiên liệu hơn để vận chuyển. Đó là thực tế. Trọng lượng được giảm bớt có nghĩa là lưu lại ít chất thải ra môi trường hơn bằng cách giảm năng lượng sử dụng và giảm phát thải các bon".

Thông báo của hiệp hội nói "Một nghiên cứu của Đại học Hoàng gia Luân đôn đã khảo sát đánh giá 73 chu kỳ vòng đời và hầu hết đều cho thấy nhựa có công dụng tốt hơn các vật liệu thay thế nhìn theo quan điểm các bon. Nhiều trong số các nghiên cứu này thấy rằng các vật liệu được dùng như vật thay thế nhựa — như bông, thủy tinh hay kim loại – đã có tác động cao hơn đáng kể về CO2 hoặc về mức sử dụng nước".

Báo cáo Loại Than Mới cũng nhấn mạnh đến các vấn đề pháp lý về môi trường, vốn ngày càng được chính quyền ông Tổng thống Joe Biden quan tâm hơn. Theo báo cáo năm 2020 có 90% mức ô nhiểm do biến đổi khí hậu từ ngành nhựa gây ra trong 18 cộng đồng, nơi mà các cư dân có thu nhập 28% thấp hơn hộ gia đình Mỹ bình quân và 67% hầu như là của người da màu.

"Ngoài ô nhiểm khí hậu, các cơ sở này thải ra nhiều khối lượng khổng lồ chất độc có hại bao gồm bột và hạt nhựa đi vào không khí và nước. Sự ô nhiểm này gây nên cực kỳ nhiều tác hại tích lủy tại nhiều cộng đồng dễ tổn thương nhất ở quốc gia này," theo lời của Jim Vallette, chủ tịch Material Research và tác giả báo cáo.

Bà Enck kêu gọi Quốc hội xem xét tác động của nhựa đối với biến đổi khí hậu khi họ biểu quyết ngân sách liên bang. Bà nói thêm Liên Hiệp quốc nên nhận thức và có hành động nhằm giảm bớt tinh trạng nhựa góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu.

"Liên Hiệp Quốc đang triệu tập một cuộc họp quan trọng, COP26 [Hội Nghị về Biếnđổi Khí Hậu Toàn Cầu] trong tháng tới tại Glasgow, Scotland, với ít hoặc không có nhận thức về việc nhựa có liên quan đến biến đổi khí hậu như thế nào.

Nếu chúng ta không còn hi vọng nào giảm bớt việc phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả nữa thì việc sản xuất và thải bỏ nhựa cần phải được đưa vào chương trình nghị sự," bà Enck nói.