​Hội thảo: GIẢM PHÁT THẢI CACBON TRONG CÁC NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG, THÉP, NHỰA Ở VIỆT NAM


Ngày 16/3/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên Môi Trường cùng liên Hội ngành Xi Măng, ngành Nhựa và ngành Thép trong nước đã tổ chức Hội Thảo Giảm phát thải Carbon - Năng lượng điện.

Hội thảo cung cấp thông tin về đòi hỏi giảm phát thải của thị trường, công nghệ sản xuất cacbon thấp tốt hiện có và mới nổi cho ngành xi măng, thép và nhựa trên thế giới cùng các chính sách quy định, hỗ trợ liên quan, các giải pháp tài chính khả thi để khử /giảm thải cacbon trong các ngành này.

Trong hội thảo, các diễn giả quốc tế và trong nước cũng sẽ chia sẻ những bài học kinh nghiệm và thảo luận về những thách thức, cơ hội và giải pháp khả thi và tiếp cận tài chính cho các dự án khử/giảm cacbon ở các nước trong khu vực và Việt nam.

TS. Nguyễn Sỹ Linh - Trưởng ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) cho biết:

  • Mục tiêu tự thực hiện: Giảm 15,8 % (tăng từ 9%) vào năm 2030 so với kịch bản thông thường (BAU);
  • Mục tiêu khi có hỗ trợ: Giảm 43,5 % (tăng từ 27%) vào năm 2030 so với kịch bản thông thường (BAU).
  • Chiến lược quốc gia về BĐKH (NCCS) giai đoạn đến năm 2050:
  • Đến năm 2030: Đảm bảo lượng KNK giảm 43.5% so với BAU, trong đó:
  • Vào năm 2050: Nỗ lực đạt phát thải ròng bằng “0”, trong đó :

-> Lĩnh vực năng lượng giảm 32,6% so với BAU (của lĩnh vực) hay Tổng lượng phát thải KNK của lĩnh vực không quá 457 triệu tấn CO2td;

-> Quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU) giảm 38,3% so với BAU (của lĩnh vực) hay Tổng lượng phát thải KNK của lĩnh vực không quá 86 triệu tấn CO2tđ.

-> Lĩnh vực năng lượng giảm 91.6% so với BAU (của lĩnh vực) hay Tổng lượng phát thải KNK của lĩnh vực không quá 101 triệu tấn CO2tđ;

-> Quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU) giảm 84.8% so với BAU (của lĩnh vực) hay Tổng lượng phát thải KNK của lĩnh vực không quá 20 triệu tấn CO2tđ.

  • Các nhiệm vụ ưu tiên để giảm phát thải KNK giai đoạn đến năm 2030 được đề ra trọng NCCS:
  • Các chính sách giảm phát thải KNK/ giải pháp giảm phát thải KNK:

• Thực hiện kiểm kê KNK và giảm phát thải KNK đối với các cơ sở phát thải hằng năm từ 3.000 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2022;

• Xây dựng tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính từ năm 2026 (xem thêm danh mục các cơ sở phải thực hiện KK KNK tại QĐ01/2022/QĐ-TTg);

• Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê KNK và đo đạc, báo cáo, thẩm định hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK;

• Khuyến khích các dự án đầu tư mới và các dự án đã đầu tư chuyển đổi, áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải KNK và tham gia vào các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm phát thải KNK phù hợp với quy định của pháp luật và với điều kiện, hoạt động của mình.

* Luật BVMT2020, Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022;

* Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/01/2022;

* Đóng góp do quốc gia tự quyết định e (2022) với cam kết giảm 15.8%/43.5% lượng KNK vào năm 2030 so với BAU yêu cầu cần có nhưng giải pháp cụ thể --> đây là cam kết quốc tế;

*** Bốn hàm ý chính sách đối với lĩnh vực sản xuất:

  • Rà soát NCCS để đảm bảo can thiệp có thuộc ưu tiên hay khôngà thay đổi chiến lược giảm phát thải KNK của doanh nghiệp;
  • Rà soát danh sách các cơ sở phải thực hiện kiểm kê KNK theo quy định tại Quyết định 01/2022/QĐD-TTg -> Chuẩn bị các biện pháp giảm thiểu phù hợp nhất với doanh nghiệp (chuyển đổi năng lượng, ứng dụng công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon,…)
  • Theo dõi quy trình xây dựng thị trường các-bon trong nước bao gồm cơ chế mua bán phát thải và Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế tuần hoàn (Hiện tại Bộ TNMT đang xây dựng thị trường bao gồm MRV, cơ sở dữ liệu kiểm kê KNK,… và kế hoạch hành động quốc gia về phát triển KTTH).
  • Tìm hiểu tiềm năng của JETP mà Việt Nam hiện đang cam kết nhận 15,5 tỷ USD trong 5 năm tới từ các nguồn công và tư;

Bên cạnh đó, Bà Huỳnh Thị Mỹ - Tổng Thư Ký Hiệp Hội đã có bài Tham luận về Hiện trạng phát thải ngành Nhựa ở Việt Nam và trình bày về mục tiêu giảm phát thải của ngành trong thời gian sắp tới.

Bài tham luận cũng đã chỉ ra các rào cản, khó khăn và thách thức của ngành trong việc thực hiện giảm phát thải carbon của ngành.

Một số hình ảnh tại sự kiện: