Xuất khẩu sân phẩm nhựa với phương thức vận chuyên vá điều kiện giao hàng

Theo thống kê, trong tháng 5/2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 261,7 triệu USD, giảm 6,5% so với tháng 4/2020, giảm 12,1% so với tháng 5/2019. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa 5 tháng đầu năm 2020 đạt 1,35 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 1,6 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Phương thức vận chuyển

Trong 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sản phẩm nhựa bằng đường biển chiếm 81,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa, đạt 867 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2019, sang các thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Anh, Đài Loan.

Cơ cấu vận chuyên trong xuất khẩu sản phẩm nhựa 4 tháng năm 2020

(tỷ trọng theo trị giá)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa 4 tháng đầu năm 2020, qua đường bộ chiếm 18,1%, đạt 191 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2019 đạt 191,3 triệu USD. Xuất khẩu đường bộ sang các thị trường truyền thống với số lượng lớn như Campuachia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa bằng đường hàng không đạt 24,7 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 2,3% sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia.

Tham khảo phương thức vận chuyển trong xuất khẩu sản phẩm nhựa 4 tháng đầu năm 2020

Phương thức vận chuyên

4T-2020 (nghìn USD)

Tỷ trong (%)

So với 4T-2019 (%)

Thị trường

Đường biển

867.146

80

-2,1

Nhật Bản, Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Anh

Đường bộ

191.325

17,7

30,8

Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan...

Đường hàng không

24.679

2,3

1.9

Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Malaysia...

Phương thức giao hàng

Trong 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sản phẩm nhựa sử dụng phương thức giao hàng FOB chiếm tỷ trọng 55,5% về kim ngạch xuất khẩu, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2019 đạt 587,5 triệu USD, được sử dụng xuất khẩu sang các thị trường chính như: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc, Canada.

Điều kiện giao hàng xuất khẩu sản phẩm nhựa sử dụng phương thức CIF đứng thứ 2 trong 4 tháng đầu năm 2020 chiếm 17,4% đạt 184,1 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2019. Được sử dụng cho xuất khẩu sang các thị trường như: Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, PhiliPPin, Ấn Độ, Hà Lan.

Tiếp đến là các điều kiện giao như C&F chiếm tỷ trọng 9,1%, giảm 12,2%, EXW chiếm 5,1%, tăng 22,9%,CFR chiếm 2,6%, giảm 8,5%...sử dụng cho xuất khẩu sang các thị trường chính như Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Ấn Độ, Hồng Kông, Malaysia.


Ngoài ra trong 4 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu bằng các hình thức như DAF, DDP, DAP, CIPŨ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD trở lên. Nhìn chung, hầu hết các phương thức đều giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, xuất khẩu bằng phương thức DAP chiếm tỷ trọng 1,8%, tăng rất mạnh 126,1%, kim ngạch xuất khẩu đạt 18,9 triệu USD hay DAT kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 triệu USD, tăng 134,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Cơ cấu điểu kiện giao hàng xuất khẩu sản phẩm nhựa 4 tháng dẩu năm 2020 (tỷ trọng theo trị giá)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan

Cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu

Trong 4 tháng đầu năm 2020, cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh) vận chuyển chiếm 26,4% kim ngạch xuất khẩu nhựa trong 4 tháng đầu năm 2020, tương đương 279 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2019. Từ đây xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Mêxicô, Ấn Độ, Mỹ.

Đứng thứ 2 là Đình Vũ đạt 116,4 triệu USD, tăng 10,8%, chiếm 11%, hàng từ cảng này được xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.

Đứng thứ 3 là như cảng container quốc tế Cái Mép đạt 83,3 triệu USD, 59,1%, chiếm tỷ trọng 7,9%. Đứng thứ 4 kim ngạch xuất khẩu lớn là cảng Tân Vũ Hải Phòng đạt 78,9 triệu USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 7,5%, xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.

Đứng vị trí thứ 5 là cảng Xanh VIP đạt 62,2 triệu USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 5,9%, từ đây xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, Malaysia, Nhật Bản, một số thị trường trong khối EU.

Đáng chú ý trong 4 tháng đầu năm xuất khẩu qua cảng Lạch Huyện Hải Phòng đạt 56,4 triệu USD, tăng rất mạnh 1.672,3% so với cùng kỳ 2019, chiếm tỷ trọng 5,3%.

Tham khảo cảng, cửa khẩu xuất khẩu sản phẩm nhựa 4 tháng đầu năm 2020

Cảng, cửa khẩu

4 tháng dầu năm 2020 (nghìn USD)

Tỷ trọng (%)

So với 4T- 2019 (%)

Cát Lái

279.046

26,4

7,5

Đình Vũ

116.353

11,0

10,8

Cái Mép

95.310

9,0

5,7

Tân Vũ

78.899

7,5

-14,3

Cảng Xanh

62.225

5,9

-0,7

Lạch Huyện HP

56.404

5,3

1.672,3

Tây Nam

47.176

4,5

3,0

Hà Nội

41.041

3,9

-60,0

ICD Transimex

40.481

3,8

-4,5

Phước Long

35.407

3,3

38,5

Phước Long 3

26.045

2,5

-14,2

HCM

24.127

2,3

1,4

Đình Vũ

16.586

1,6

-2,5

Hải Phòng

16.344

1,5

-7,9

ICD Tân Cảng Long Bình

15.681

1,5

4.433,8

ICD Sotrans

12.512

1,2

-44,9

Cái Mép

12.268

1.2

-19,9

Tiên Sa

11.120

1,1

35,7

Mộc Bài - Tây Ninh

10.513

1,0

-23,5

Tịnh Biên

10.006

0,9

2,3

Cảng Container Quốc tế SP- ITC

8.776

0,8

-11,1

Hải Phòng

7.700

0,7

-4,7

Hải An

6.797

0,6

-40,0

Tân Cảng

6.267

0,6

-19,8

Vũng Tàu

5.291

0,5

56,9

Chàng Riệc

4.803

0,5

-15,5

Cảng VICT

4.448

0,4

-44,0

Hữu Nghị

4.127

0,4

121,7

Tân Cảng Cái Mép

4.002

0,4

50,8

Cửa khẩu Lệ thanh

3.316

0,3

656,5

Đổng Nai

2.906

0,3

54,6

Bắc Đại

2.799

0,3

-13,1

Xa Mát

2.718

0,3

8,8

cty CN Plus Việt Nam

2.486

0,2


Bờ Y

2.280

0,2

57,4

DL Bình Dương

2.066

0,2

139,4

cty Nano Tech

1.767

0,2

-26,2

Hoa L

1.658

0,2

341,5

SP-SSA(SSIT)

1.370

0,1

40,2

Phú Hữu

1.315

0,1

352,1

Hà Tiên

1.069

0,1

7,6