​Nửa đầu nâm 2016 xuất khẩu sản phẩm nhựa chỉ tăng nhẹ

-Dự báo trong 9 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng nhẹ, đạt khoảng 1,59 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2015.

-Nửa đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam đạt 1,051 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, có 25 thị trường trên thế giới có kim ngạch nhập khảu sản phẩm nhựa Việt Nam đạt trên 1,0 triệu USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp trong nước vẫn ưu tiên đầu tư hoạt động xuất khẩu bao bì bởi phù hợp với năng lực hiện nay. Hai thị trường tiềm năng được hướng đến nhất là thị trường Châu Âu và Mỹ. Tại hai thị trường này, kim ngạch xuất khẩu nhựa của nước ta chỉ mới chiếm 2% thị phần và đang được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%.

Trong khi, sản phẩm cùng loại từ các nước khác nhập khẩu vào thị trường này đang bị đánh mức thuế rất cao từ 10%- 30%. Mặt khác, sản phẩm nước ta không phải cạnh tranh với sản phẩm nội địa do các doanh nghiệp sở tại có xu hướng đóng cửa hoặc chuyển đổi sản xuất do giá thành nhân công cao và chính phủ các nước Châu Âu và Mỹ cũng có xu hướng khuyến khích nhập khẩu thành phẩm từ những nước khác.

Dù tăng trưởng khả quan nhưng nhìn chung, doanh nghiệp nhựa vẫn còn phải đối đầu với nhiều khó khăn thách thức, nhất là khi năm 2016, hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ thì áp lực cho doanh nghiệp trong nước càng lớn. Trong khi đó, ngành nhựa ở một số quốc gia trong khu vực ASEAN đã có trình độ sản xuất cao hơn như Thái Lan hướng tới sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ sinh học, thân thiện với môi trường, Malaysia là ndi cung cấp màng kéo nhựa polyetylen.

Xét về góc độ cạnh tranh, các doanh nghiệp nhựa hiện vẫn bị lép vế do nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, 70% còn lại đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, số lượng mẫu mã, chủng loại sản phẩm của ngành nhựa còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng.

Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm nhựa nước ta trong 6 tháng đầu năm 2016 với kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng khá. Ngoài ra, Hàn Quốc là thị trường có nhiều biến động mạnh trong 6 tháng đầu năm, với kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2015, đưa Hàn Quốc trở thành thị trường lớn thứ 4 nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay.

Về các thị trường nhập khẩu các sản phẩm nhựa

Trong 6 tháng đầu năm 2016 có tới 25 thị trường trên thế giới đạt kim ngạch nhập khảu sản phẩm nhựa Việt Nam đạt trên 1,0 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 1,051 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2015.

Có 10 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu đạt trên 20,0 triệu USD và có 2 thị trường đạt kim ngạch nhập khẩu trên 100,0 triệu USD là thị trường Nhật Bản và Mỹ. Trong 10 thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa của nước ta có tới 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2015.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa trong 6 tháng đầu năm 2016,với kim ngạch nhập khẩu đạt 244,87 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm chiếm tới 23,3%.

Riêng trong tháng 6/2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Nhật Bản đạt 44,65 triệu USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 8,6% so với tháng 5/2016. Một số sản phẩm nhựa xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường này là sản phẩm túi nhựa; vải bạt; đồ dùng trong văn phòng, trường học và sản phẩm nhựa gia dụng.

Mỹ nhập khẩu sản phẩm nhựa lớn thứ 2 trong nửa đầu năm 2016, với kim ngạch nhập khẩu đạt 156,6 triệu USD, chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 6 tháng đầu năm. So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này tăng 5,6%. Tính riêng trong tháng6/2016, Mỹ nhâp khẩu 28,82 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015 và tăng 9,0% so với tháng 5/216. Mỹ nhập khẩu nhiều nhất 4 chủng loại nhựa là vải bạt; các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói; sản phẩm nhựa gia dụng và túi nhựa.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa 6 tháng năm 2016

(% tính theo trị giá)

Hà Lan là thị trường dẫn đầu thị trường EU về nhập khẩu sản phẩm nhựa của nước ta trong nửa đầu năm 2016. Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa của thị trường này đạt 60,68 triệu USD, chiếm 5,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa nước ta trong tháng. So với cùng kỳ năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này tăng 5,7%. Trong tháng 6/2016, nhập khẩu sản phẩm nhựa của thị trường này đạt 10,3 triệu USD, tăng 12,25 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 7,4% so với tháng trước. Xuất khẩu nhiều tới thị trường này là chủ yếu là sản phẩm túi nhựa; vải bạt; tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác.

Ngoài ra, còn 2 thị trường khác của EU đạt kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2016 trên 40,0 triệu USD là thị trường Đức và Anh, với kim ngạch nhập khẩu đạt tương ứng là 53,7 triệu USD và 44,0 triệu USD, chiếm lần lượt 5,1% và 4,2% về tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 6 tháng đầu năm. So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới cả 2 thị trường này đều giảm với mức giảm lần lượt là 9,5% và 5,7%. Sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều nhất tới 2 thị trường này là sản phẩm túi nhựa.

Đặc biệt, Hàn Quốc trở thành thị trường lớn thứ 4 nhập khẩu sản phẩm nhựa trong 6 tháng đầu năm 2016, với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này tăng mạnh 57,6% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 60,3 triệu USD, chiếm 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong nửa đầu năm 2016. Tính riêng trong tháng 6/2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Hàn Quốc đạt 8,0 triệu USD, tăng mạnh 16,4% so với cùng kỳ năm 2015 nhưng giảm 11,3% so với tháng trước đó... Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất 2 sản phẩm nhựa của nước ta đó là tấm, phiến, màng nhựa và vải bạt.

Campuchia là thị trường dẫn đầu thị trường ASEAN về nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm. Đây là thị trường thứ 5 về nhập khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 6 tháng đầu riăm, đạt 47,5 triệu USD, chiếm 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong quý. So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này giảm 4,9%. Còn riêng tháng 6/2016, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa từ thị trường này đạt 8,29 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 8,7% so với tháng trước. Một số sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều tới thị trường này là túi nhựa và tấm, phiến, màng nhựa.

Còn 3 thị trường trong khối Asean là Inđônêxia; PhiliPPin và Thái Lan thuộc nhóm 10 thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa của nước ta với kim ngạch xuất khẩu đạt tương ứng là 38,5 triệu USD; 29,5 triệu USD và 23,1 triệu USD, chiếm tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa lần lượt là 3,7%; 2,8% và 2,2%. So với cùng kỳ năm 2015, cả 3 thị trường này đều có kim ngạch nhập khẩu tăng với mức tăng lần lượt là 20,6%; 10,2% và

1,3%. Xuất khẩu chủ yếu tới 3 thị trường này trong quý đầu tiên của năm cùng là sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa.

Tham khảo thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa của Vỉệỉ Nam trong 6 tháng đầu năm 2016

Thị trường

Tháng 6/2016 (USD)

So T5/2016

(%)

6 tháng 2016 (USD)

Tỷ

trọng

(%)

So 6T-2015

(%)

Nhât Bản

44.651.391

8,6

244.876.255

23,3

10,3

Mỹ

28.822.934

9,0

156.607.727

14,9

5,6

Hà Lan

10.306.099

7,4

60.686.207

5,8

7,5

Đức

9.390.860

4,8

53.712.818

5,1

-9,5

Campuchia

8.291 415

8,7

47.530.338

4,5

-4,9

Hàn Quốc

8.022.252

-11,3

60.289.442

5,7

57,6

Anh

7.301.125

1,4

43.996.532

4,2

-5,7

Inđônêxia

5.056.856

-33,8

38.491.987

3,7

20,6

Thái Lan

4.168.228

-4,1

23.126.147

2,2

1,3

Philipine

4.030.990

-4,4

29.543.182

2,8

10,2

ôxtrâylia

3.769.178

21,4

19.182.650

1,8

-2,0

Đài Loan

3.302.015

2,6

18.384.338

1,7

-2,9

Malaysia

3.077.996

0,5

16.764.080

1,6

1,1

Canada

3.032.003

20,6

13.101.518

1,2

6,1

Pháp

2.743.412

2,9

16.258.443

1,5

-16,2

Myanma

2.575.609

14,9

12.858.250

1,2

32,0

Trung Quốc

2.519.446

-7,4

17.769.800

1,7

á26,5

Bỉ

2.384.655

-10,5

14.075.867

1,3

9,0

Hổng Kông

2.323.609

-2,3

11.684.107

1,1

1,4

Tây Ban Nha

2.086.208

-2,2

10.822.518

1,0

29,6

Ba Lan

1.936.531

-11,6

11.492.371

1,1

25,5

Thuy Điển

1.904.461

7,6

10.072.130

1,0

-20,9

Italia

1.560.759

-14,6

11.422.576

1,1

10,3

Singapore

1.464.740

0,3

8.856.209

0,8

0,6

UAE

1.141.625

-19,3

7.271.211

0,7

-7,3

Đan Mach

945.293

1,0

5.381.757

0,5

-16,8

Mêhicô

845.286

-37,2

5.621.456

0,5

-21,6

Lào

735.850

18,4

4.702.767

0,4

-40,5

Nga

620.649

34,5

3.781.600

0,4

-14,8

ấn Đô

600.535

6,2

4.143.486

0,4

27,1

Phần Lan

587.190

10,9

3.310.607

0,3

-3,2

Bănglađet

581.335

-38,7

4.365.525

0,4

15,5

New Zealand

570.789

20,0

3.703.342

0,4

-0,8

Na Uy

386.238

26,7

1.714.113

0,2

-4,5

Ukraina

374.867

247,8

1.202.401

0,1

12,0

Thổ Nhĩ Kỳ

183.490

-58,7

1.577.888

0,2

-52,6

Thụy Sỹ

86.686

15,9

668.593

0,1

-40,7