​Vải dệt mới sản xuất từ nhựa giúp bạn được mát mẻ.


Các nhà nghiên cứu đã chế tạo một loại vật liệu nhựa chi phí thấp có thể dùng làm quần áo có khả năng làm mát người mặc.


Ảnh: Stanford University/YouTube

Một nghiên cứu phá thiện ra một loại vải mới có khả năng mang lại sự mát mẻ cho con người trong các miền khí hậu nóng bức và giảm nhu cầu sử dụng thiết bị điều hoà không khí tốn năng lượng và đắt đỏ.

Một nhóm nhà nghiên cứu đã phát triển một lịa vỉa dệt có gốc nhựa chi phí thấp cho phép cơ thể thải nhiệt theo cách mới. Chỉ là tựa như đổ mồ hôi là một cách làm cho cơ thể mát nguội, loại y phục mới có khả năng giúp con người giảm thân nhiệt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy loại quần áo làm mát này có thể cho phép cài đặt công suất điều hoà không khí thấp hơn thông thường đồng thời vẩn đảm bảo chúng ta được mát mẻ.

Theo các nhà nghiên cứu sưởi ấm và làmmát các không gian chiếm 12.3 % tổng mức tiêuthụ năng lượng tại Mỹ. Các nỗ lực giảm bớt năng lượng đã tập trung vào việc cải tiến kỹ thuật cách nhiệt các toà nhà và cho phép kiểm soát nhiệt độ thông minh. Tuy vậy, các kỹ sư nghiên cứu “ quản lý thân nhiệt cá nhân” thấy rằng chỉ sưởi ấm hay làm mát duy nhất một người – thay vì năng lượng cần thiết để làm mát cả một toà nhà — sẽ dẩn đến nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng càng nhiều hơn .

"Nếu bạn có thể làm mát một người thay vì nguyên toà nhà nơi họ làm việc hay sinh sống, điều này sẽ tiết kiệm được năng lượng. " Yi Cui, một trong những tác giả nghiên cứu và là một phó giáo sư môn khoa học vật liệu và kỹ thuật, và khoa quang tử Đại học Stanford cho biết trong một bản báo cáo.

Như với các loại vải thông thường khác, loại vật liệu mới cho phép việc tiết mồ hôi bốc hơi đi. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu giải thích rằng cơ chế làm mát mới của loại vải này khi hoạt động làm cho thân nhiệt phát ra sẽ tựa như tia hồng ngoại đi xuyên suốt qua vải.

"Từ 40 đến 60% thân nhiệt bốc hơi thành tia hồng ngoại khi chúng ta ngồi trong một văn phòng, " theo đồng tác giả nghiên cứu Shanhui Fan, một giáo sư kỹ thuật điện tại đại học Stanford chuyên về quang tử học, khoa học về ánh sáng nhìn thấy được và vô hình. "Nhưng cho đến nay, chưa có hoặc rất ít nghiên cứu về thiết kế các đặc trưng của các loại vải giử thân nhiệt."

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại vật liệu nhựa có trên thị trường — polyethylene xốp nanô (nanoPE), nối liền với nhau các lỗ có đường kính từ 50 đến 1,000 nanô mét và được dùng làm vật ngăn cách ngăn ngừa đoản mạch trong các ắc qui. Các lỗ NanoPE cho phép các sóng tia hồng ngoại được phóng thích. Trong các cuộc thử nghiệm tại phòng thí nghiệm các nhà nghiên cứu nhận thấy nanoPE cho phép 96% phát xạ tia hồng ngoại đi xuyên qua. Ngược lại vải bông chỉ cho 1.5% phát xạ tia hồng ngoại đi qua thôi.

Các nhà nghiên cứu nói trường hợp được dệt thành vải quần áo, vật liệu nanoPE có thể giúp người mặc có cảm giác mát hơn 4 độ Fahrenheit so với trường hợp họ mặc quần áo bằng vải bông .

Hiện các nhà nghiên cứu đang tiếp tục công trình này, họ đang bổ sung màu sắc, hoa văn và các đặc trưng khác vào vật liệu nanoPE để cho giống với vải thật hơn.