Liệu thị trường dầu thô của nhà sản xuất sẽ mạnh lên do sản lượng có thể cắt giảm?

Sau khi đạt được sự đồng thuận sơ bộ nhằm cắt giảm sản lượng dầu lần đầu tiên trong tám năm tại cuộc họp Algeria, OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC như Nga đang tiến hành đàm phán sâu hơn về vấn đề này. Sau khi các Thủ tướng Nga và Ả Rập Saudi có cuộc hội đàm không chính thức tại Riyadh vào Chủ Nhật, Bộ trưởng Dầu Mỏ Nga, ông Alexander Novak cho biết họ đã thảo luận về kế hoạch hạn chế sản lượng cụ thể đối với Nga và các quốc gia khác có cùng sự đồng thuận.


Theo thỏa thuận sơ bộ của tổ chức này đạt được vào ngày 28 tháng Chín tại Algeria, sản lượng dầu sẽ giảm xuống khoảng 32.5-33.0 triệu thùng/ ngày so với sản lượng theo ước tính của tổ chức là 33.24 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, Iran được phép tăng sản lượng dầu của mình. Hiện nay, Iran không giảm hay đóng băng sản lượng dầu do nước này đang hướng tới mục tiêu đạt sản lượng hơn 4 triệu thùng/ngày như trước khi bị áp dụng lệnh trừng phạt. Iran đang sản xuất khoảng 3.6 triệu thùng/ngày trong vài năm qua.

Nigeria và Libya là các thành viên khác được miễn cắt giảm sản lượng do trước đó, hoạt động sản xuất của họ bị đình trệ do các cuộc tấn công của phiến quân trong những năm qua và các quốc gia này đang muốn tăng sản lượng nhằm bù đắp lại những khoản lỗ trước đó. Hơn nữa, nền kinh tế các quốc gia này không theo chiều hướng tốt.

Bên cạnh đó, ông Jabar Ali al-Luaibi, Bộ trưởng Dầu Mỏ Iraqi, nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai của tổ chức cho biết họ cũng được miễn cắt giảm sản lượng do thị phần của họ đang suy giảm vì các cuộc chiến tranh trong những năm qua. Hiện nay, Iraq đang sản xuất 4.77 triệu thùng/ngày. Bộ trưởng nói rằng họ sẽ sản xuất 9 triệu thùng/ngày nếu chiến tranh không xảy ra.

Trước đó, Bộ trưởng Năng Lượng và Công Nghiệp Ả Rập Saudi, ông Khalid Al-Falih phát biểu trong Hội Nghị Năng Lượng Thế Giới được tổ chức tại Istanbul rằnggiá dầu thô có thể tăng lên USD60/tấn vào cuối năm nay nếu các nhà sản xuất dầu mỏ thống nhất cắt giảm sản lượng.

Tuy nhiên, xét đến mặt khác của sản xuất, dữ liệu mới nhất cho thấy số lượng giếng dầu tại Mỹ tiếp tục tăng và các nhà sản xuất khí đá phiến đã bắt đầu trở lại thị trường sau khi giá dầu thô chạm ngưỡng USD50/thùng, điều này có thể gây khó khăn cho mục tiêu tăng giá của tổ chức.

Cho tới nay, Nga và Ả Rập Saudi dường như đang tiên phong trong cắt giảm sản lượng dầu, tuy nhiên, các doanh nghiệp trên thị trường đang đặt câu hỏi liệu những nỗ lực của họ có đủ để bình ổn thị trường dầu thế giới trong bối cảnh số lượng giếng dầu tại Mỹ tăng. Ngay cả khi tổ chức này đạt được thỏa thuận trong cuộc họp tại Vienna vào ngày 30 tháng Mười Một thì các chuyên giá phân tích dầu mỏ cũng không chắc liệu họ có thể đạt được mục tiêu giá đề ra hay không.