Giá dầu giảm tuần thứ tư liên tiếp, cân bằng mong manh trước mắt


Được viết bởi Başak Ceylan - bceylan@chemorbis.com

Giá dầu giảm hơn 1% vào thứ Sáu, đánh dấu tuần thứ tư liên tiếp giảm. Khi bắt đầu tuần mới, giá dầu ở thế cân bằng mong manh giữa các mối quan tâm về nguồn cung dầu và lo ngại kinh tế mới phát sinh tại hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Giá dầu kết thúc tuần trước với xu hướng giảm giá

Giá dầu thô Brent tương lai đạt 74,17 USD, giảm 1,1% tương đương 81 cent, trong khi giá dầu thô WTI tương lai của Hoa Kỳ giảm 1,2% tương đương 83 cent xuống còn 70,04 USD/thùng, cả hai loại dầu tiêu chuẩn đều giảm hơn khoảng 1,5% so với thứ Sáu tuần trước. Mặc dù chúng đã phần nào phục hồi các đợt giảm giá trong ngày thứ Sáu vào thứ Hai, song các yếu cơ bản kém tiếp tục gây áp lực lên tính bền vững của xu hướng tăng giá.

Crude Oil – Brent - WTI

Sau khi giá dầu chạm mức thấp nhất trong 15 tháng qua vào giữa tháng 3, OPEC+ đã đưa ra quyết định hồi đầu tháng 4 về việc cắt giảm sản lượng dầu, để thúc đẩy giá cả. Tuy nhiên, sau một thời gian, giá dầu dần trở lại mức hồi cuối tháng 3 đầu tháng 4. Yếu tố chính góp phần vào tình trạng này là quyết định tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn nhằm đối phó với vấn đề lạm phát dai dẳng. Điều này dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu dầu mỏ.

Xét đến triển vọng kinh tế không mấy thuận lợi và những dự đoán về nhu cầu giảm, các nhà phân tích đồng tình rằng có khả năng giá dầu vẫn chịu áp lực. Các nhà phân tích cũng cho rằng điều này có thể xảy ra bất chấp bất kỳ tuyên bố bất ngờ nào từ hiệp hội các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ có thể đưa ra.


Đồng USD Mỹ mạnh gây thêm áp lực

Đồng USD Mỹ đã tăng ở mức khiêm tốn so với đồng EUR vào thứ Sáu, định vị mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 2. Điều này được cho là do những bất ổn quanh trần nợ công và chính sách tiền tệ của Mỹ, dẫn đến việc chuyển hướng sang các tài sản an toàn hơn. Đồng USD mạnh hơn thường gây áp lực lên giá dầu, vì chúng làm tăng chi phí của hàng hóa định giá bằng đồng USD đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Nỗi sợ suy thoái bắt đầu lớn dần

Các nhà phân tích kinh tế cũng một lần nữa bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo khi dự đoán một đợt giảm giá sắp tới có thể dẫn đến suy thoái ở Mỹ vào nửa cuối năm 2023. Trong một thông bố đưa ra hôm thứ Sáu, Thống đốc Fed Michelle Bowman tuyên bố rằng nếu lạm phát vẫn ở mức cao, ngân hàng trung ương Mỹ nhiều khả năng sẽ phải tăng lãi suất thêm.

Dữ liệu tăng trưởng của Trung Quốc gây thất vọng

Trong tháng 4, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc chỉ tăng 0,1% so với năm ngoái, đây là mức chậm nhất kể từ đầu năm 2021. Theo khảo sát của các nhà kinh tế, giá tiêu dùng được dự đoán sẽ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái và không đổi so với tháng trước.

Một số hỗ trợ từ dự báo thâm hụt nguồn cung

Bất chấp những yếu tố này, thị trường đã nhận được một số hỗ trợ từ dự báo thâm hụt nguồn cung xuất hiện trong nửa cuối năm. Trong các phiên giao dịch vào ngày thứ Hai, giá dầu thô Brent tương lai tăng 1,71% tương đương 1,20 USD lên 75,44 USD/thùng vào lúc 10:43 AM EDT, trong khi dầu thô WTI của Mỹ đạt 71,24 USD/thùng, tăng 1,71% tương đương 1,20 USD.