​THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU VỀ KỸ THUẬT VI PHUN ĐÚC POLYMER DỰ KIẾN SẼ VƯỢT TRIỆU 897 USD VÀO NĂM 2020

Vi phun đúc là một quy trình đúc yêu cầu một máy đúc chuyên dùng với áp suất và tốc độ ép phun cao, kiểm soát mẻ rót chính xác và độ hòa tan siêu nhuyển để đúc các công cụ và chi tiết có kích cở nhỏ. Kỹ thuật này được sử dụng để phát triển các sản phẩm nhỏ hoặc siêu nhỏ yêu cầu các đặc điểm kỹ thuật chính xác. Kỹ thuật vi phun đúc thường được dùng cho các chi tiết đã được thiết kế có trọng lượng nhẹ hơn 1 milligram và kích cỡ nhỏ hơn 1 mm. Việc sử dụng kỹ thuật này không chỉ bị giới hạn để sản xuất các chi tiết nhỏ mà còn có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm lớn yêu cầu phải có các tính năng tạo ra các đặc tính siêu nhỏ về chiều dày, đường kính lỗ, v, v…. Silicone là nguyên liệu chính được sử dụng trong kỹ thuật vi đúc, nhờ các tính năng vật lý và hóa của chúng. Tuy nhiên silicone đắt tiền và không có lợi cho các hảng đúc. Để giảm bớt chi phí sản xuất, các loại polymers ra đời vào những năm 90.

Các sản phẩm có gốc polymer được sản xuất bằng kỹ thuật vi đúc có nhiều ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực mà các loại silicones đã được sử dụng. Các Polymers sau đó được phân loại thành các chất dẽo nhiệt rắn, nhựa nhiệt và chất đàn hồi (elastomers) trong đó nhựa nhiệt được sử dụng chủ yếu trong nhiều ứng dụng thuộc các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng đầu cuối. Trong ngành y khoa, vi phun đúc được hướng sử dụng để sản xuất các chi tiết như các cảm ứng, cấy, ống, que thăm, các linh kiện quang học siêu nhỏ và nhiều chi tiết khác. Các sản phẩm đúc thay thế các linh kiện được sản xuất theo phương pháp truyền thống trước đây trong ngành với tốc độ chậm chạp. Trào lưu ngày càng tăng việc sử dụng các linh kiện nhỏ cùng với việc gia tăng số lượng các vụ nội phẩu thuật được hạn chế tối đa đã khiến các nhà sản xuất các thiết bị y tế gia tăng nhu cầu về các chi tiết kích thước siêu nhỏ. Ưu thế chính của kỹ thuật vi phun đúc so với gia công cắt gọt kích thước siêu nhỏ là tiết kiệm được chi phí. Vi Phun đúc chỉ tốn một phần thời gian để đúc các linh kiện và sử dụng nguyên liệu giá rẻ so với việc gia công cắt gọt và do vậy tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Các ứng dụng hàng đầu kỹ thuật đúc vi mô gồm có ứng dụng trong ngành y khoa và chăm sóc sức khõe, các hệ thống truyền động và kiểm soát, cáp quang viễn thông và ngành ô tô.

Thị trường toàn cầu cho kỹ thuệt vi phun đúc polymer được dự kiến sẽ đạt US$897.3 triệu vào năm 2020; theo Grand View Research, Inc. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các linh kiện kích thước nhỏ chủ yếu trong ngành y khoa được dự kiến sẽ là yếu tố chính thúc đẩy thị trường. vi phun đúc được sử dụng để sản xuất các linh kiện y tế giá trị cao như các cảm ứng, chi tiết cấ yghép, ống, que thăm, các chi tiết quang học siêu nhỏ trong số nhiều linh kiện khác; Nhu cầu ngày càng phát triển đối với các sản phẩm này đã tác độ tích cực đến thị trường. Báo cáo còn quan sát chi tiết hơn rằng sự chuyển đổi từ kỹ thuật gia công cắt gọt sang kỹ thuật đúc vi mô nhờ ưu thế hiệu quả kinh tế và việc phát triển các công nghệ sản xuất linh kiện quang học và chất lỏng siêu nhỏ, đặc biệt tại Bắc Mỹ và Châu Âu củng được dự báo sẽ đóng vai trò chủ yếu vào sự phát triển của thị trường. Ngành y khoa và chăm sóc sức khõe đã nổi lên như những thị trường ứng dụng hàng đầu cho kỹ thuật phun đúc vi mô vào năm 2012 chỉ chiếm giử một phần ba toàn bộ thị trường. Cùng với việc là thị trường lớn nhất, dự kiến các ngành này củng sẽ là thị trường tăng trưởng nhanh nhất cho kỹ thuật phun đúc vi mô với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép CAGR 15.2% từ 2013 đến 2020. Nhu cầu về linh kiện kích thước siêu nhỏ ngày càng tăng cùng với số lượng các vụ nội phẩu thuật được hạn chế tối đa ngày càng nhiều được dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường phát triển suốt sáu năm tới. Nhành ô tô tiếp bước các ngành y khoa và chăm sóc sức khõe trong tổng thể nhu cầu về kỹ thuật vi phun đúc polymer. Thị trường toàn cầu của kỹ thuật vi phun đúc trong ngành ô tô dự kiến sẽ vượt US$200 triệu vào năm 2020.

Bắc Mỹ nổi lên như là một thị trường hàng đầu cho ngành phun đúc polymer vi mô, chiếm hơn 40% tổng giá trị thị trường năm 2012. Tiến bộ công nghệ nhanh chóng, chủ yếu tại Mỹ là một yếu tố chủ chốt phát triển thị trường. Ngoài ra chi phí mua sắm về chăm sóc sức khõe củng được dự báo sẽ nâng nhu cầu của thị trường về vi phun đúc. Các hảng đúc vi mô Bắc Mỹ đạt được lợi thế bước vào một thị trường tăng trưởng cao và nhìn thấy một tương lai bền vững. Sự phát triển nhanh chóng của nhiều công nghệ vi mô khác nhau kể cả quang học vi mô và công nghệ mô tả hệ thống và thiết bị sử dụng các hiện tượng và nguyên lý liên quan đến chất lỏng chủ yếu (micro fluidics) tại Tây Âu được dự kiến sẽ dẩn động thị trường vi phun đúc polymer tại Châu âu. Đức chiếm một phân khúc lớn trên thị trường châu Âu về vi phun đúc polymer tính về chi phí y tế ngày càng tăng và vị trí dẩn đầu của ngành sản xuất ô tô trong nước. Thị trường Châu âu về vi phun đúc được dự báo sẽ có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép CAGR là 13.8% từ 2013 đến 2020. Châu á Thái Bình Dương vẩn còn là một thị trường lớn chưa được tiếp cận và chứa nhiều cơ hội bao la trong các năm tới. Dự kiến Châu á Thái Bình Dương sẽ có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép CAGR là 14.9% từ 2013 đến 2020. Tuy nhiên việc thiếu nhận thức về các lợi ích thu được nhờ công nghệ vi phun đúc polymer chủ yếu tại các quốc gia chưa phát triển ở trung đông, châu Phi, châu Mỹ La tinh và Nam Á dự báo sẽ cản trở thị trường tăng trưởng trong thời gian dự báo trên.

Sản xuất bằng công nghệ vi phun đúc polymer tập trung chủ yếu tại Châu âu và Bắc Mỹ. Mộ tsố công ty lớn hoạt động trên thị trường toàn cầu bao gồm Accu-Mold LLC, ALC Precision, American Precision Products, Makuta Technics, Micromolding Solution Inc., Precimold Incorporation, Rapidwerks, Stack Plastics Inc., Stamm AG và Sovrin Plastics trong số các công ty khác.

Nhu cầu về công nghệ vi phun đúc nhựa nhiệt cầu của các hệ thống truyền động và điều khiển trên toàn cầu dự kiến sẽ vượt US$89 triệu trước 2019, theo tạp chí Nghiên cứu và Thị trường. Các ứng dụng trong ngành y khoa và chăm sóc sức khỏe chiếm lĩnh thị trường vi phun đúc nhựa nhiệt và chiếm 35% trên tổng thị trường vào năm 2012. Sự phát triển nhanh chóng công nghệ micro fluidics chủ yếu tại Bắc Mỹ và Châu âu dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường suốt thời gian dự báo. Đúc vi mô sẽ được sử dụng để sản xuất các đấu nối siêu nhỏ trong các sợi quang học ngành viễn thông. Ứng dụng cho các sợi quang học ngành viễn thông dự kiến sẽ vượt US$95 triệu vào năm 2019. Đúc vi mô được sử dụng để sản xuất các công tắc siêu nhỏ, các đấu nối và cảm ứng túi khí trong ngành ô tô. Dự báo sẽ tăng trưởng với tỷ lệ CAGR gần 14% từ 2013 đến 2019.