Tổ chức phi lợi nhuận: Ngành sản xuất hàng tiêu dùng không thành công đối với nhựa mang tính tuần hoàn.

Unilever

Unilever cho biết phiên bản chất tẩy đậm đặc giặt quần áo Omo sử dụng nhựa 75% ít hơn sản phẩm tiêu chuẩn. Công ty đã được đánh giá cao nhất trong số các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong một báo cáo mới đây của tổ chức As You Sow, nhưng vẫn chỉ nhận được một điểm B- của tổ chức này.

Theo một báo cáo mới đây của tổ chức tư vấn đầu tư có trách nhiệm xã hội As You Sow (AYS- “ Gieo Nhân Nào”), các nhà sản xuất và bán lẽ hàng tiêu dùng tại Mỹ đang vất vả sản xuất bao bì nhựa của họ để làm sao thể hiện tính trách nhiệm hơn và hiệu quả kinh tế hơn để hỗ trợ các nỗ lực tăng cường công tác tái chế.

Báo cáo xếp hạng 50 thuộc các công ty tiếp xúc trực tiếp khách hàng lớn nhất hoạt động gần đây sử dụng các loại bao bì tuần hoàn “ưu tiên giảm thiểu tuyệt đối," đánh giá chúng theo chủng loại như thiết kế bao bì, bao bì tái sử dụng lại được, hàm lượng đã tái chế,công bố dữ liệu và các nỗ lực cải tiến các hệ thống tái chế.

Tổ chức có trụ sở tại Oakland, bang California này không có vẻ như xếp hạng theo đường cong. Họ chấm điểm cao nhất là B-, cho Unilever, trong khi cho rằng 22 công ty đã đạt điểm D và 15 công ty được điểm F.

AYS cho biết Walmart, Kroger, PepsiCo, Tyson Foods, Kraft Heinz, và Mondelēz International là sáu công ty được xếp hạng thấp nhất theo quy mô doanh thu.

"Báo cáo cho thấy công nghiệp hàng tiêu dùng không thành công trong việc giải quyết các loại nhựa dùng một lần và chịu trách nhiệm tài chính để cải thiện công tác tái chế," theo lời của Conrad MacKerron, phó chủ tịch cấp cao của AYS. "Chúng tôi không thể xác định được các công ty dẫn đầu, tuy nhiên đúng hơn là đã nhận thấy rải rác có một số hoạt động dẫn đầu."

Tổ chức này cho biết nhìn chung họ nhận thấy tiến bộ lớn nhất liên quan đến việc thiết kế lại bao bì, các cam kết được tuyên bố nhằm gia tăng hàm lượng được tái chế và hỗ trợ tái chế.

Tuy nhiên họ nói nhận thấy còn “khá nhiều việc nữa phải được làm” để tìm ra các giải pháp thay thế về tính tái sử dụng lại được đối với các loại nhựa dùng một lần và nhiều chính sách hỗ trợ như mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc hỗ trợ tái chế.

Cụ thể, tổ chức đã khuyến cáo các công ty lớn chừa lại 1 phần trăm doanh thu hàng năm để gây quỹ 12 tỷ USD theo họ là cần thiết để cải tiến cơ sở hạ tầng tái chế, cũng như tránh dùng bao bì mềm cho đếnkhi các loại vật liệu này có thể tái chế lại được.

Tổ chức khuyến cáo các công ty sở hữu các thương hiệu ưu tiên ký các hợp đồng dài hạn với các công ty tái chế để báo hiệu “sự cam kết nghiêm túc” sẽ dùng nhựa đã được tái chế.

"Có một khối lượng công việc khổng lồ cần phải làm”," MacKerron nói. "Báo cáo này cung cấp cho các công ty một kế hoạch chi tiết những gì cần làm để chịu trách nhiệm về phế liệu nhựa của họ đồng thời đưa chúng ta tiến đến một nền kinh tế tuần hoàn cho bao bì tiêu dùng."

Mặt khác một tổ chức thương mại công nghiệp ngành nhựa cho biết ngành đang làm khá nhiều việc, nêu lên số tiền 5 tỷ USD đầu tư cho khu vực tái chế tư nhân tại Mỹ từ năm 2017.

Keith Christman, giám đốc điều hành Bộ phận Nhựa của Hội đồng Hóa học Hoa Kỳ (ACC) cho biết thay thế bao bì nhựa bằng các vật liệu thay thế thông thường khác sẽ làm tổn hại đến môi trường, tăng tiêu hao năng lượng 82%, gần gấp đôi lượng khí phát thải hiệu ứng nhà kính, và làm tăng lượng phế liệu, kể cảviệc tái chế các loại vật liệu khác.

"Cách chắc chắn nhất bảo tồn các lợi ích của nhựa và chấm dứt rác thải là tiến đến việc sử dụng nhựa được quay vòng nhiều hơn," ông ấy nói. "Chúng ta có thể thực hiện việc này bằng cách thiết kế lại bao bì nhựa để mang lại hiệu quả lớn hơn và tái sử dụng tiềm năng; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng tái chế của chúng ta bằng các công nghệ mới mẻ; đồng thời chấp nhận các mô hình kinh doanh mới có tích hợp việc tái sử dụng và tái chế nhiều hơn."

ACC cho biết các công ty thành viên của họ đã công khai cam kết tất cả các loại bao bì nhựa tại Mỹ đều sẽ được tái chế hoặc thu hồi lại vào năm 2030, và thực tế sẽ được tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi lại vào năm 2040. Hội đồng nói rằng một số công ty của họ cũng đang tìm kiếm đối tác trong tổ chức Liên Minh Chấm Dứt Rác Thải Nhựa.

Tuy nhiên tổ chức As You Sow đã ghi nhận chỉ có 13% bao bì nhựa hiện đang được tái chế tại Mỹ, đồng thời nói rằng việc sản xuất nhựa nguyên thủy được lập kế hoạch tăng gấp ba vào năm 2050, cạnh tranh với vật liệu đã tái chế.

Họ cũng gắn kết việc sử dụng nhựa với biến đổi khí hậu, cho rằng đến năm 2050 khí thải phát ra từ nhựa có khả năng chiếm đến 13% khối lượng các bon còn lại của Trái Đất.

Tổ chức cũng cho biết sẽ không đủ lượng nhựa tái chế để đáp ứng các cam kết đầy tham vọng của nhiều nhà sở hữu thương hiệu muốn tăng cường hàm lượng nhựa tái chế trong bao bì họ sản xuất.

"Để đạt được các mục tiêu, phần lớn là cho năm 2025, tỷ lệ tái chế tại Mỹ vốn chỉ mới nhúc nhích được cực kỳ ít trong thập kỷ qua, sẽ cần lớn hơn là gấp đôi trong một khung thời gian khá ngắn," AYS nói. "Đó sẽ là một nỗ lực chưa từng có nhằm hoàn thành và thể hiện một thách thức cốt lõi đối với các công ty."

Họ ghi nhận vài thay đổi, như công ty Coca-Cola đã giảm bớt chống đối như trước đây các chương trình ký gữi chai và hiện đang có vẻ như ủng hộ họ khi công ty được quản trị bởi các nhà sản xuất hoặc một liên minh những người có quyền lợi trực tiếp đến công ty.