Thoát gia công “kiểu Đài Loan”

p/Nhiều lĩnh vực công nghiệp quan trọng của Việt Nam hoặc chưa được coi trọng hoặc đầu tư dàn trải, manh mún và tự phát. Ảnh: Cở sở gia công cơ khí Thành Đạt ở TP HCM.

Nền công nghiệp Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn hai của cơ giới hóa và gia công lắp ráp. Đây là giai đoạn tất yếu mà 4 con rồng châu Á như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đều đã trải qua. Nhưng làm thế nào để Việt Nam có thể vươn lên để xây dựng nền công nghiệp mạnh cho riêng mình như 4 con rồng vừa nêu?




Ông Chen Huei Chin, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá và Kinh tế Đài Bắc tại Hà Nội chia sẻ cùng DĐDN xoay quanh nội dung này.

Theo ông Chen Huei Chin, nền công nghiệp nặng của Việt Nam hiện nay cũng từng giống như Đài Loan trước đây, đó là tập trung nhiều vào gia công sản xuất. Nghĩa là chúng ta tập trung vào những ngành công nghiệp không yêu cầu kĩ thuật cao, đồng thời tận dụng tối đa nguồn lao động giá rẻ hiện có.

- Gia công, lắp ráp là một giai đoạn tất yếu, nhưng cũng đến lúc phải tái cơ cấu, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về kinh nghiệm của Đài Loan?

Như trong giai đoạn đầu của kế hoạch phát triển công nghiệp, Đài Loan đã xây dựng mỗi gia đình là một nhà xưởng nhỏ. Theo đó, những gia đình này chuyên gia công các sản phẩm nhựa. Từ việc gia công các mặt hàng đơn giản, Đài Loan đã dần dần gia công những mặt hàng có yêu cầu kĩ thuật cao hơn. Trong đó phải kể đến các sản phẩm đồ chơi điện tử sử dụng điện nổi tiếng một thời của Nhật Bản đều do Đài Loan gia công.

Sau hơn 10 năm liên tục gia công, Đài Loan đã tích luỹ được tài chính và đặc biệt là kinh nghiệm gia công. Theo đó, một lớp lao động có kỹ thuật được hình thành. Đây là thời điểm chín muồi để Đài Loan thi hành các chính sách hạn chế các ngành hàng không có tương lai, thiếu sức cạnh tranh.

- Ông có thể ví dụ cụ thể?

Ví dụ, thay vì phát triển các ngành sản xuất đồ chơi điện tử thì Đài Loan đã chú trọng sản xuất phụ kiện cho các xí nghiệp sản xuất hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao. Điều này đã tạo nên một đợt chuyển dịch cơ cấu vào các ngành hàng điện và điện tử gia dụng. Đây có thể coi là một ngoặt lớn trong tiến trình tạo dựng sự tự chủ trong nền công nghiệp của Đài Loan.

p/Nhiều lĩnh vực công nghiệp quan trọng của Việt Nam hoặc chưa được coi trọng hoặc đầu tư dàn trải, manh mún và tự phát. Ảnh: Cở sở gia công cơ khí Thành Đạt ở TP HCM.

Nhiều lĩnh vực công nghiệp quan trọng của Việt Nam hoặc chưa được coi trọng hoặc đầu tư dàn trải, manh mún và tự phát. Ảnh: Cở sở gia công cơ khí Thành Đạt ở TP HCM.

- Nghĩa là Đài Loan đã tập trung vào các ngành có sức cạnh tranh cao. Vậy theo ông Việt Nam hiện nay đã làm tốt điều này?

Theo tôi được biết, tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây đạt khoảng 10%. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng 14,3%/ năm trong giai đoạn 2006 – 2010. Nhìn vào số liệu sản xuất toàn ngành công nghiệp Việt Nam năm 2016 cho thấy, mặc dù các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,2% nhưng sự giảm sâu của ngành công nghiệp khai khoáng – với mức giảm tới 5,9% đã kéo theo mức giảm chung của toàn ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, phải thẳng thắng nhìn nhận vào thực tế, hiện nay, nhiều lĩnh vực công nghiệp quan trọng của Việt Nam hoặc chưa được coi trọng hoặc đầu tư dàn trải, manh mún và tự phát. Điều này chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang bị động trước những cơ hội và thách thức từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại.

Đặt trong bối cảnh cạnh tranh, thì việc xác định được các ngành sản xuất, sản phẩm dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm Việt Nam có khả năng cạnh tranh là rất quan trọng. Thêm nữa, thay vì theo đuổi chính sách ưu tiên một số sản phẩm công nghiệp cá biệt như hiện nay thì Việt Nam nên thực thi chính sách ưu tiên một số “lĩnh vực năng lực” phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình.

Ngoài ra, Việt Nam muốn phát triển ngành công nghiệp bền vững thì không có con đường nào ngắn hơn con đường tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bởi chính nó là cơ sở để phát triển và tăng trưởng một ngành công nghiệp bền vững.

- Xin cám ơn ông!

enternews