Tập đoàn đa quốc gia tái sinh nhựa tới 50 vòng đời, cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động Việt

Một vỏ chai nhựa nhãn hiệu Sunlight mà bạn dùng hằng ngày có thể là sản phẩm mà Unilever đã tái sinh tới 50 lần.

Tập đoàn đa quốc gia tái sinh nhựa tới 50 vòng đời, cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động Việt - Ảnh 1.

Mỗi sáng sớm, người phụ nữ 58 tuổi tên Lê Thị Lương đi thu gom ve chai dọc khắp các ngõ hẻm ở Hà Nội. “Thi thoảng, chúng tôi bị người ta nói này nói kia, nhiều lúc cũng tủi thân lắm. Nhưng khi tham gia chương trình, chúng tôi cảm thấy tự tin hơn khi biết công việc của mình là một phần quan trọng của tương lai và xã hội”, cô Lương chia sẻ.

“Lần đầu tiên, chị em chúng tôi được học hỏi cách thức phân loại rác thải và được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động trong quá trình thu gom rác thải nhựa. Không chỉ có vậy, chị em tham gia chương trình còn được tặng quà hàng tháng, và động viên tinh thần”.

Chương trình mà cô Lương nhắc đến ở đây chính là "Hồi sinh rác thải nhựa", một phần của dự án về mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa của Unilever. Cô Lương là 1 trong 2.500 lao động ve chai được cải thiện đời sống, điều kiện việc làm hàng ngày thông qua dự án.

Tập đoàn đa quốc gia tái sinh nhựa tới 50 vòng đời, cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động Việt - Ảnh 2.

Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới, với khoảng 0,28–0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển, thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Báo cáo “Nghiên cứu thị trường cho Việt Nam – Cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa” do IFC công bố chỉ ra mỗi năm có khoảng 3,9 triệu tấn nhựa PET, LDPE, HDPE và PP được tiêu thụ tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ 1,28 triệu tấn (33%) được tái chế, phần còn lại bị thải bỏ, dẫn đến lãng phí từ 2,2–2,9 tỷ USD mỗi năm.

Hoạt động tái chế nhựa đã có từ lâu ở Việt Nam nhưng được đánh giá còn nhiều hạn chế về kỹ thuật và công nghệ. Trong khi đó, từ năm 2020, Unilever đã tiên phong triển khai một mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa, nhằm quản lý vòng đời sản phẩm và nâng cao nguồn cung nguyên liệu bền vững, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo.

Ngoài “Hồi sinh rác thải nhựa”, mô hình gồm nhiều mảnh ghép khác như việc Unilever phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, doanh nghiệp SCGC và Dow ký kết sáng kiến "Hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa (PPC)"; Đến nay PPC đã có 28 thành viên bao gồm các công ty tư nhân, nhà tái chế, thu gom, các tổ chức, hiệp hội, chính quyền địa phương.

Đáng chú ý là, Unilever đang dần xây dựng một cơ chế trung hòa nhựa để lượng nhựa thải ra bằng lượng nhựa thu vào, “giữ nhựa” trong vòng tuần hoàn.

Với quan điểm có tính mở đường cho kinh tế tuần hoàn rằng việc cấm nhựa không hẳn là một giải pháp dài hạn, mà cần xem nhựa như một nguồn tài nguyên thay vì rác thải đã giúp Unilever cùng các đối tác đã tạo ra vòng tuần hoàn liên tục tới 50 vòng đời của chai nhựa.

Tập đoàn đa quốc gia tái sinh nhựa tới 50 vòng đời, cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động Việt - Ảnh 3.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng phân loại và thu gom rác thải, Unilever cùng các đối tác đã nỗ lực rất lớn về công nghệ và các giải pháp đổi mới sáng tạo trong việc sản xuất nhựa tái sinh, ể đặt ra tiêu chuẩn nhựa tái sinh tại Việt Nam, thúc đẩy việc tiêu thụ nhựa tái sinh trước thực trạng nhu cầu về nhựa tái sinh chưa cao vì nhu cầu sử dụng nhựa nguyên sinh luôn dễ dàng và chi phí thấp hơn.

Tập đoàn đa quốc gia tái sinh nhựa tới 50 vòng đời, cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động Việt - Ảnh 4.

Đến nay sau 3 năm, sáng kiến "Hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa (PPC)" đã thu hút gần 30 thành viên từ các thành phần khác nhau trong vòng tuần hoàn nhựa, gồm các tổ chức nhà nước, các đối tác như Duy Tân, Vietcycle, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, các đối tác phân phối bán lẻ như Central Retail…

Thông qua việc hợp tác, Unilever đã thành công thu gom và tái chế 25.000 tấn rác thải nhựa, đồng thời sử dụng chính các hạt nhựa tái sinh này để sản xuất thành bao bì, chai nhựa mới sản phẩm của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhận thức được việc giảm thải và hồi sinh rác thải nhựa đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía, Unilever còn tiến hành truyền thông, giáo dục về việc phân loại rác tại nguồn cho gần 12 triệu người dân thông qua các kênh truyền thông trực tiếp và đại chúng.

Các nhà phân phối, bán lẻ sẽ mang những sản phẩm có bao bì nhựa tái sinh đến tay người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng phân loại rác thải nhựa sau khi sử dụng, để vòng tuần hoàn của nhựa tiếp tục được diễn ra.

Ở thời điểm hiện tại, 63% bao bì của Unilever Việt Nam có khả năng tái chế Song song, Unilever Việt Nam cắt giảm 52% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì nhờ vào việc cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế.

Đáng chú ý, chương trình “Hồi sinh rác thải nhựa” trong dự án đã kết nối và cải thiện đời sống cho 2.500 lao động ve chai. Ngoài việc cung cấp bảo hộ lao động, hướng dẫn an toàn, Unilever cũng gửi đến những sản phẩm chăm sóc, gia đình và cá nhân hằng ngày cho các lao động ve chai.

Trong năm 2022 và 2023, Unilever và đối tác đã tổ chức lễ tôn vinh cho lực lượng lao động kể trên. Đây là cơ hội để người lao động đề xuất những giải pháp cải thiện hơn trong nghề, cải thiện sức khỏe lao động của họ; cũng là dịp cơ quan chính quyền và một số hiệp hội tham dự lắng nghe và có những chính sách tốt hơn sau này.

“Những hỗ trợ này nhằm góp phần cải thiện đời sống của các lao động ve chai, giúp ổn định thu nhập cho họ, đặc biệt sau thời điểm Covid-19. Tuy là lao động phi chính thức nhưng các lao động ve chai là một mắt xích quan trọng trong hành trình tuần hoàn nhựa của Unilever”, đại diện truyền thông Unilever cho biết.

Tập đoàn đa quốc gia tái sinh nhựa tới 50 vòng đời, cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động Việt - Ảnh 5.

Tập đoàn đa quốc gia tái sinh nhựa tới 50 vòng đời, cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động Việt - Ảnh 6.

Sự nỗ lực của với mong muốn đóng góp vào kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa trên đại dương đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành với mục tiêu giảm 75% lượng nhựa thải ra biển.

Unilever đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% bao bì của sản phẩm của Tập đoàn đều có thể tái chế, đồng thời, thu gom và xử lý rác thải nhựa nhiều hơn lượng bao bì sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra. Với cam kết hợp tác chặt chẽ cùng kế hoạch hành động cụ thể, trong giai đoạn 5 năm từ 2022 – 2027, hợp tác cùng các đối tác sẽ hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 30.000 tấn rác thải nhựa.

Tập đoàn đa quốc gia này cho biết cũng sẽ tiếp tục duy trì việc hợp tác với các bộ ngành và đối tác; tiếp tục triển khai mạng lưới ve chai; đặc biệt với công tác tuyên truyền phân loại rác thải tại nguồn sẽ có chiến dịch mới lạ hơn để truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, nhất là các bạn GenZ hiện nay.

Đáng chú ý là, “thành công ban đầu của Unilever đã là nguồn cảm hứng cho thời trang tuần hoàn, nông nghiệp tuần hoàn. Bởi nhựa là một trong những vấn đề khó giải quyết hiện nay, nhưng khi Unilever bước đầu có những giải quyết thành công được với nhựa thì hy vọng sẽ là động lực thúc đẩy nhiều hoạt động và sáng kiến từ các ngành khác để cùng chung tay trong việc giảm thiểu loại rác thải này”, đại diện truyền thông Unilever cho biết.

Tập đoàn đa quốc gia tái sinh nhựa tới 50 vòng đời, cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động Việt - Ảnh 7.

Nói thêm về vấn đề này, vị đại diện chia sẻ, nói về một mô hình tức là nói về một vòng đời. Cốt lõi trong mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa là cần có sự hợp tác, liên kết với các bên từ nhà tái chế, nhà sản xuất, cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền và người dân. Ngoài ra, khi đã có đầu ra cho sản phẩm, cùng với đó là sự đổi mới sáng tạo trong sản xuất và bao bì nhựa, thì chắc chắn mô hình tuần hoàn sẽ được áp dụng không chỉ trong bao bì nhựa, mà còn là các ngành nghề khác.

“Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize” do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp và nhà tài trợ Kim cương Bắc Á Bank. Giải thưởng nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.

Không chỉ tôn vinh và lan tỏa, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize còn ra đời với mục tiêu đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trên vai trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của họ.

Trong khuôn khổ vòng chung kết của Giải thưởng, Triển lãm Hành động vì cộng đồng 2023 sẽ được diễn ra từ ngày 24/11 - 3/12 Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội, và Gala trao giải sẽ được diễn ra vào 11/12 tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội.

Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!

Website chính thức: https://humanactprize.org

Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize