​Tái chế nhựa: Phải chăng tương lai là ở Ấn độ?

Kết quả hình ảnh cho tái chế nhựa ở ấn độ

Ảnh minh họa

Có thể nhận thấy có nhiều người lao động tại nhà máy tái chế nhựa vào ngày 21 tháng 2, 2018 tại Agartala, Tripura. Táichế nhựa là quy trình phục hồi nhựa phế liệu hay nhựa vụn và tái gia công vật liệu thành nhiều loại sản phẩm hữu dụng. Do phần lớn nhựa không thể phân hủy sinh học được công việc tái chế là một phần các nỗ lực trên toàn cầu nhằm giảm bớt dòng rác nhựa, đặc biệt là khoảng tám triệu tấn rác nhựa bị thải ra đại dương trên địa cầu mỗi năm. Điều này giúp giảm bớt ỷ lệ ô nhiểm do nhựa.

Trong một chuyến viếng thăm Ấn độ mới đây tôi đã có hai nhận xét nổi bật: Trước tiên tại các thành phố nhỏ và trên các xa lộ quốc gia, khắp nơi đều có túi nhựa. Ô nhiểm nhựa lan tràn. Thứ hai, dù cho chính sách khuyến khích phát triển kinh tế cùa chính phủ Ấn độ kêu gọi không ngừng sử dụng nhựa – nhựa, trong thực tế là biểu hiện của sự phát triển kinh tế- công nghiệp tái chế nhựa đang bùng nổ, nở rộ thông qua một đạo quân hổn hợp không chính thức gồm người đi gom nhặt trên hè phố, các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ và các tổ chức phi chính phủ tập trung vào kinh tế tiêu dùng thức cấp.

Ấn độ không đơn độc trong việc nỗ lực xử lý phế liệu nhựa, Có khoảng 75% phế liệu nhựa tại Mỹ cuối cùng đi ra các bãi rác, và ít hơn 10% được tái chế thành công. (Hầu hết số còn lại được thiêu đốt để tạo năng lượng.)

Nhựa có trọng lượng nhẹ, tính linh hoạt và bền bỉ nhưng mặc cho sự hiện diện phổ biến và vai trò then chốt của chúng trong nhiều tiến bộ công nghệ của chúng ta – từ các xe ô tô và máy tính cho đến các van tim thay thế– hiện nay chúng được xem như một thách thức đối với động vật, cuộc sống dưới đại dương và nhiều thế hệ tương lai của con người.

Nhiều báo cáo mới đây về nạn ô nhiểm nhựa và vi nhựa ở mọi góc xó trên các đại dương đã đấy lên mối quan tâm của công chúng trước các thách thức xuất hiện do việc sử dụng nhựa tổng hợp của chúng ta ngày càng tăng. Trong một số trường hợp tinh hình này đã làm phát sinh lời kêu gọi dùng nhựa phân hủy sinh học nhiều hơn nữa thay cho nhựa tổng hợp. Tuy nhiên một báo cáo của Liên hiệp quốc năm 2016 nêu ra các loiạ nhựa phân hủy sinh học không phải là thuốc trị bách bệnh đối với thách thức cho biển trước nạn xã rác nhựa ra đại dương.

Dù có như thế đi nữa, nhựa phân hủy sinh học các loại và các loại nhựa dễ dàng phân hủy hơn để tái chế hay dùng lại sẽ đóng vai trò quan trọng đối với việc giãm bớt các dòng rác thải khác, và khoa học đã đáp ứng.

Một số các nhà nghiên cứu đang xử lý vấn đề. Mặt khác ngày càng có nhiều thành phố tại Mỹ và Châu âu ra lệnh cấm sử dụng loại túi nhựa dùng một lần. Cũng vậy, Ấn độ đang phấn đấu xử lý các loại túi đựng đủ thứ đồ phổ biến này.

Vài thành phố và khu vực thuộc Ấn độ đã ra lệnh cấm các loại túi siêu mỏng này – được làm bằng vật liệu polyethylene, một loại sản phẩm hóa dầu không phân hủy được – và nhiều khu vực đô thị và cả ở một số bang cùng lãnh đạo nhà nước đang tập trung vào nhiệm vụ khó khăn là thực thi các lệnh cấm.

Nền kinh tế tái chế nhựa phi chính thức của Ấn độ thay vào đó đã tập trung vào các sản phẩm chai đựng dầu gội đầu và đựng nước sinh lợi nhiều hơn và dễ thu gom chế biến hơn là các loiạ túi trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên quốc gia cũng đã làm nảy sinh ra một số suy nghĩ mang tính sáng tạo nhất về cáh làm thế nào xử lý vấn đề gai góc này.

Và giữa các nỗ lực trên xuất hiện một sức thúc đẩy từ nhà nước hiện nay nhằm tăng cường lượng nhựa trong xã hội Ấn độ.

Mức tiêu thụ bình quân trên đầu người của người Ấn hiện nay vào khoảng 25 pound nhựa mỗi năm, bằng khoảng một phần mười mức tiêu thụ bình quân của người Mỹ. Chính phủ Ấn đã đặt chỉ tiêu tăng gấp đôi mức tiêu thụ nhựa bình quân trên mỗi đầu người vào năm 2022, có lẻ là một biện pháp thay thế cho phát triển kinh tế và thúc đẩy sản xuất theo phương pháp tiên tiến.

Càng nhiều nhựa có nghĩa là càng thịnh vượng.

Lược dịch