​Sau Mã Lai, Việt Nam,Thái lan sẽ ngưng toàn bộ việc nhập khẩu rác nhựa vào năm 2021.

Image result for rac thai nhua

Sở Công trình Công nghiệp Thái lan đã cho biết đã thực hiện việc ngưng các thương vụ nhập khẩu liên quan, tuy nhiên sẽ còn hai năm trước khi các giấy phép hiện nay hết hạn và chính sách đã được thực hiện đầy đũ.

“Lượng rác nhựa đã gia tăng kể từ khi Trung quốc ban hành lệnh cấm nhựa. […] Chúng tôi sẽ ra lệnh cấm trong vòng hai năm,” Banjong Sukreeta, phó giám đốc Sở Công trình Công Nghiệp Thái Lan nói với báo Financial Times.

Tiếp theo lệnh cấm nhập khẩu phế liệu nhựa của Trung quốc vào đầu năm 2018, các quốc gia Đông Nam Á đã trở thành các điểm đến chọn lọc cho các nước như Mỹ, Anh và Đức xuất khẩu rác của họ.

Căn cứ vào một nghiên cứu mới đây về lệnh cấm nhập khẩu của Trung quốc đăng trên tạp chí Science Advances, đa phần rác nhựa bao gồm bao bì thực phẩm, thức uống, và thuốc lá, và hầu như là loại chỉ dùng một lần. Số này ước tính chiếm 61% rác trên các bãi biển toàn cầu.

“89% khối lượng nhập khẩu đã thực hiện bao gồm các nhóm nhựa polyme thường được dùng trong bao bì nhựa thực phẩm,” các tác gỉ cuộc nghiên cứu nói.

“Khoảng 111 triệu tấn rác nhựa sẽ được thải ra vào năm 2030 theo chính sách mới của Trung quốc. […] [Khối lượng này] gần bằng nữa (47%) tổng số lượng rác nhựa đã được nhập khẩu trên toàn cầu kể từ khi có báo cáo bắt đầu vào năm 1988.”

Rác nhựa tại Mã Lai và Việt Nam.

Quyết định của Thái Lan ra đời nối gót các quốc gia láng giềng là Mã Lai, Việt Nam sau khi họ đã ban hành các chính sách tương tự.

Chỉ mới vài ngày trước, Mã Lai đã ban hành một lệnh cấm lâu dài đối với nhập khẩu rác nhựa.

Theo bộ trưởng Nhà nước địa phương và Nhà ở Zuraida Kamaruddin, sẽ loại trừ dần tất cả các loại nhựa nhập khẩu trong vòng ba năm.

Trong khoảng tháng 1 và tháng 7, 2018 Mã Lai đã tiếp nhận gần 500,000 tấn rác nhựa từ hải ngoại.

Việt Nam cũng đã dừng cấp giấy phép nhập khẩu rác nhựa vào đầu năm nay, sau khi Bộ tài nguyên và Môi trường (MONRE) của họ công bố có khoảng 6000 công te nơ rác đang chất đống ngoài cảng Việt Nam.

Bộ TNMT phát biểu “[Các cơ quan nhà nướccần phải ] ngăn chận rác nhập vào Việt Nam để tránh đất nước trở thành một bãi rác, tác động đến đời sống nhân dân và môi trường,”.

“Bộ tNMT sẽ không cấp mới hay gia hạn giấy phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu rác. […] Chỉ có phế liệu nhập để sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất (có chứng minh nhu cầu và công suất) [mới được phép].”

Quản lý rác nhựa sinh hoạt tại Thái Lan.

Thái Lan cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề về quản lý rác thải của chính họ.

“Chúng ta không có một hệ thống thu gom rác sinh hoạt hiệu quả,” Rintawat Sombutsiri, giám đốc Quản lý rác công nghiệp thuộc Sở Công Trình Công nghiệp nói với tạp chí Financial Times.

“Chúng ta cần phải hai năm để Sở Kiểm soát Ô Nhiểm của chúng tôi xây dựng một hệ thống thu gom rác nhựa.”

Thái Lan đứng thứ sáu trong danh sách các nước trên toàn cầu gây ô nhiểm nhựa. Rác thường được các cơ quan địa phương thu gom trong đó nhiều đơn vị không thể nào xử lý cho phù hợp do thiếu chuyên môn, cơ sở và/ hoặc tiền.

Điều này có nghĩa là thay vào đó rác được thải ra các bãi chôn rác, trôi vào các dòng nước, sông ngòi và đại dương