"Không thắc mắc, không biện hộ": đội thực thi luật cấm nhựa của Mumbai

Các chủ cửa hiệu và người bán hàng sợ khoản phạt nặng của các thanh tra viên có nhiệm vụ giử cho thành phố Ấn độ sạch túi nhựa .

Đội áo xanh của Mumbai thục thi luật cấm túi nhựa. Nhiếp ảnh gia: Amrit Dhillon

Vào lúc 10g một buổi sáng oi bức tháng 10, ở chợ Crawford, một trong những ngôi chợ cổ nhất thành phố Mumbai, chuyển động đi vào sinh hoạt. Trong một văn phóng trên tầng nhất bên trong khu phức hợp, “đội áo xanh” được kính sợ đã tập hợp lại vây nữa vòng tròn quanh vị thủ trưởng của mình, Anand Shinde, đang động viên họ. Vào 10.30 sáng đội hình sát cánh trong đồng phục màu xanh dương túa xuống cầu thang bằng gỗ và túa ra đường phố xung quanh chợ. Mục tiêu của họ là: các chủ cửa hiệu và người bán hàng rong sử dụng túi nhựa.

Đội áo xanh – độ tuổi trung niên và tóc hoa râm – với bề ngoài có thể không dọa dẫm lắm nhưng họ nói vũ khí của họ, khoản phạt nặng 5,000 rupee (£52), đã khiến những người trưởng thành phải giảm bớt cầu xin. Họ di chuyển nhanh chóng, lướt vào các cửa hàng, lục lọi dưới các quày hàng, và nếu phát hiện ra túi nhựa sẽ phạt chủ tiệm một khoản tiền.

Annie George, đội viên, nghiêm khắc nói: “Không thắc mắc, không biện hộ. Chúng tôi không chấp nhận chuyện vớ vẫn nào hết. Đóng tiền phạt ngay lập tức và tại chổ. Tuy vậy mục tiêu của chúng tôi không phải là phạt mà là ý thức của người dân. Chúng tôi gặp gở những người buôn bán hàng rong và bảo với họ đừng làm vậy vì chúng tôi mà hảy làm vì con cháu của họ.” Từ Starbucks và McDonalds cho đến các chủ các quày thực phẩm nhỏ hè phố, không ai được miễn trừ đối với lệnh cấm dùng nhựa dùng một lần đã được chính quyền bang Maharastra và thủ phủ Mumbai ban hành vào ngày 30 tháng 6.

Lệnh cấm đã được thúc đẩy bởi số lượng lớn rác nhựa đóng trong các cống thoát vốn đã bị nghẽn trong suốt mùa gió mùa làm năm nay. Hầu hết các thành phố Ấn độ khác đều sợ hãi trước hàng núi nhựa, nhưng Mumbai, với 20 triệu dân tập trung trên một hòn đão nhỏ, đã trải qua một tình trạng trì trệ gần như là thảm họa trong thời gió mùa khi mà các cống rảnh, mương thoát nước không đáp ứng nổi khi trời mưa. Lệnh cấm việc sử dụng các loại túi nhựa, chén và dĩa, chai dùng một lần theo kích thước nhất định.

Đi một vòng chợ Crawford Market sẽ thấy một số chủ tiệm đã tự giác chuyển qua dùng túi giấy. Zahir Hussain bán trái cây khô nói “ Đóng khoản tiền phạt nặng như thế thì đau cho tôi, mình lo lắng mấy ngày liền đấy”. Tại Colaba, một cái chợ hè phố phổ thông, Varun Seth đã vứt bỏ các bao nhựa thường dùng để gói nữ trang và thay bằng các bao giấy nhỏ. Trên lề đường kế bên ông môt người bán hàng gói trái cây bằng giấy báo– không dễ dàng. Ông ta nói “Khách hàng mang trái cây về nhà theo cách này thật khó khăn nhưng nếu đó là luật quy định thì tôi ch o rằng vì lợi ích của chính chúng ta và con cháu thôi”.

Thủ tướng Narendra Modi đã cam kết Ấn độ sẽ không còn túi nhựa dùng một lần nữa vào năm 2022. Phần lớn 29 bang của quốc gia đã có lệnh cấm toàn phần hoặc một phần tuy nhiên ý thức của người dân còn kém và luật hiếm khi được thực thi. Đó là lý do hoạt động năng nổ của đội áo xanh đã thu hút sự quan tâm .

Vasant Patel, chủ cửa hàng mỹ phẩm Beauty Basics đối diện chợ Crawford, viện lý do mình không biết. Ông ta nói “tôi được bảo rằng mấy loại túi này thì xài được,” chỉ vào một loại túi trông như bằng vải nhưng thựa ra là bằng nhựa.“Và hẳn là tôi phải được thông báo nào đó chứ?” ông ta hỏi George và đồng nghiệp của cô, Smita Chandane.

Chandane nói “Tất cả những người này đều nói thế. Họ đều nói đâu có biết được phép dùng cái gì. Thế thì sau khi đóng tiền phạt ông ta sẽ biết rỏ ngay,”.

Chyện cũng tương tự ở cửa hiệu kế bên. Tahir Motwala có vẻ ngượng ngùng khi George và Chandane tìm thấy các chồng túi nhựa, mặc dù ông ta đã bày hay cái túi giầy đựng hàng đàng sau ngăn kéo đựng tiền. George cho biết đó là chiến thuật thường thấy: trưng bày các túi giấy nơi dễ thấy, đồng thời cất mấy túi nhựa ở dưới quày. Sau vài phút căng thẳng, Mowala nhận thấy mình không thể thắng; ông ta đóng tiền phạt. Cơ quan của ông cũng hỗ trợ các nhóm sản xuất các dĩa và dao bằng lá cây, gỗ, đay và đồ uống pha chế như một hổn hợp mật đường với bột bắp. Shinde nói “Chúng tôi cần một hệ thống môi trường duy trì tính bền vững của lệnh cấm. Shinde, thanh tra viên thành phố về nhựa, nhận thức rằng chỉ một lệnh cấm sẽ không đũ. Các chủ cửa hiệu cần có những giải pháp thay thế rẽ tiền. Ông nói “Chúng tôi đang khuyến khích những nhóm phụ nữ tự hỗ trợ bằng cách trao cho họ các máy khâu để sản xuất túi vải rẻ tiền. Họ đã được bố trí các điểm đặt ở khắp thành phố, nơi có thể tụ họp lại và các chủ cửa hiệu có thể đến mua và đặt hàng túi vải”.

Các cơ quan thành phố đã tỏ ra thực tế về nhu cầu bảo vệ các người bán hàng thực phẩm rong. Họ cần các loại túi nhựa mỏng để bán hàng là chất lỏng như đậu lăng, sữa đông cho các người lao động nghèo. Hoặc là để bảo quản sản phẩm của hàng như bánh mì, tránh bụi, mưa. Shinde nói “Bất cứ những gì dày trên 50 microns như loại túi này thì được phép. Chúng ta không thể dẹp bỏ kế sinh nhai của họ.”

Số 250 thành viên của đội áo xanh có thể lâm vào những tình thế khó khăn. George nói “Các chủ tiệm bắt đầu phản đối và tranh cải bởi 5,000 rupi là số tiền lớn. Chúng tôi đã bị cật vấn và lăng mạ”. Đối với bà, sự hài lòng công việc mang lại là khi nhìn thấy kết quả tức thời. Vào 1 giờ chiều đội đã thu đầy tám bao lớn đựng túi nhựa. Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng ao, họ đã tịch thu về gần 24,000 kg nhựa và thu được 10 triệu rupi tiền phạt. “Chúng tôi chỉ là một đốm nhỏ giữa 20 triệu dân …. nhưng chúng tôi đang làm việc không quá tệ.”