PreZero, ACI với dự án 90 triệu USD xử lý gia công nhựa khó tái chế.


Nhà máy California, công trình đầu tư 80 triệu USD sẽ đi vào hoạt động năm nayvới hai dây chuyền đùn và tập trung trước mắt tái chế nhựa.

Một công ty tái chế thuộc sở hữu của tập đoàn siêu thị khổng lồ Đức Schwarz Group đang quyết tâm vào nước Mỹ và hợp tác với ACI Plastics Inc. trụ sở tại bang Michigan để đầu tư hơn 90 triệu USD thành lập các nhà máy tại bang California và bang Nam Carolina.

Các nhà máy mới sẽ bắt đầu tái chế màng nhựa tại Riverside, Calif., và các chai hộp nhựa cứng hổn hợp tại Westminster, S.C., đang có mục tiêu xử lý các loại nhựa khó gia công tái chế trước kia đã được xuất khẩu sang Châu Á nhưng ngày càng dồn ứ tại Mỹ sau khi Trung quốc cấm nhập khẩu một số phế liệu có thể tái chế được vào năm 2018.

Các công ty có nhiều kế hoạch xa hơn thế. Họ nhận thấy nhu cầu cho phép mở thêm nhiều nhà máy tái chế nhựa tại Mỹ mỗi năm trong vài năm tới, theo Hendrik Dullinger, phó chủ tịch Los Angeles-based PreZero US Inc.trụ sở tại Los Angeles, là một chi nhánh của tập đoàn Đức Schwarz Group trụ sở chính tại Neckarsulm.

Schwarz là một trong những doanh nghiệp lớn nhất thế giới sở hữu các cửa hàng tạp hóa, điều hành chuỗi cửa hàng Lidl với 11,000 cửa hàng tại 32 quốc gia, nhựng trong nhiều năm gần đây đã chuyển hướng sang ngành quản lý rác.

Có vẻ như đó là một sự thử sức không chắc thành công, tuy nhiên luệt pháp Đức yêu cầu các nhà bán lẻ phải chịu trách nhiệm đáng kể khi quản lý rác bao bì. Các lãnh đạo của Schwarz cũng đã đầu tư vào ngành này rồi, mua tập đoàn Tönsmeier để trở thành doanh nghiệp quản lý rác lớn thứ năm của Đức.

Khi Schwarz đã phát triển hoạt động kinh doanh tạp hóa tại Mỹ - hệ thống Lidl đã khai trương các cửa hàng đầu tiên tại Mỹ vào năm 2017 và có gần 100 địa điểm ở miền Tây nước Mỹ — các hoạt động về môi trường của PreZero cũng đã chuyển vào nước này. Họ đã sở hữu tập đoàn cung cấp dịch vụ tái chế có trụ sở tại San Diego là Resource Management Group trong năm 2018.

Scott Melton chủ tịch của ACI cho biết, là một phần của chiến lược phát triển, hai công ty đã phát triển nhiều hệ thống tái chế được thiết kế để xxử lý tốt hơn các dòng chai hộp nhựa hổn hợp, chủ yếu bằng polyethylene và polypropylene, và màng nhựa.

Ông ấy nói họ tin rằng đã sở hữu được công nghệ xử lý một cách có hiệu quả hơn.

"Chúng tôi đã nghiên cứu và đầu tư nhiều thiết bị hiện đại để xử lý cả nhựa cứng hổn hợp và màng LDPE," Melton nói. "Sử dụng các thiết bị này theo đúng trình tự cho phép chúng tôi thu được loại hạt với hiệu suất cao hơn, độ tinh khiết cao hơn và chất lượng tốt hơn mang tính ổn định từ lô này đến lô khác."

Cac thị trường tiêu thụ đầu cuối bao gồm ngành bao bì sản phẩm tiêu dùng, nông nhgiệp, ô tô và sản xuất tổng hợp, bán cho cả những nhà máy phun đúc và nhà máy thổi túi.

Melton cho biết Flint, trụ sở tại bang Michigan, ACI và PreZero đã bắt đầu thảo luận torng tháng 3/2018, hợp tác vào đầu năm 2019 và bắt đầu đạt mua các thiết bị vào giữa năm rồi.

"Đó là đúng thời điểm bởi nguồn cung nhựa cứng hổn hợp và màng LDPE/LLDPE dồi dào trên thị trường, các nhà sản xuất Mỹ rất mong muốn mua hạt đã tái chế với chất lượng cao từ nguồn trong nước," ông ấy nói.

Hoạt động tại Nam Carolina với giá trị đầu tư 13 tỷ USD có kế hoạch khởi sự vào giửa năm với một nhà máy hiện có của ACI đồng thời sẽ được bổ sung hai dây chuyền đùn. Mỗi năm nhà máy sẽ có sản lượng gia công 60 triệu pound chai hộp nhựa cứng, ốngvà nắp, kể cả tìm nguồn từ nhựa đã dùng đóng bành 3-7.

Nhà máy tại California với giá trị đầu tư 80 triệu USD cũng sẽ khai trương vào năm nay với hai dây chuyền đùn và ban đầu tập trung tái chế màng.

Các tập đoàn lên kế hoạch mở rộng hoạt động cho cả hai nhà máy: Nam Carolina sẽ thêm công việc tái chế vào cuối năm nay và California sẽ bắt đầu xử lý các chai hộp hựa cứng trong quý 1 năm 2021, Dullinger cho biết.

Ngoài ra, họ cũng tìm kiếm các nhà máy khác tại Mỹ.

Dullinger nói "Chúng tôi mong muốn mở một nhà máy mới trong một năm trước năm năm sau. Chúng tôi sẽ mở rộng có chiến lược. Hai nhà máy đầu tiên này sẽ được đặt tại Tây Nam và Đông Nam tương ứng, do đó chúng tôi sẽ đánh giá vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Trung trong các bước kế tiếp của chúng tôi ".

"Chúng tôi muốn cung ứng các giải pháp khép kín linh động cho mọi khu vực chủ yếu tại Mỹ," ông nói.

Dullinger cho biết công trình đầu tư tại Mỹ của họ có tiềm năng do các thương hiệu lớn có nhu cầu về nhựa tái chế cùng với sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng về tái chế màng và nhựa cứng hổn hợp.

Ông cho biết hai công ty đã được giới thiệu bởi một nhà cung cấp hiện đang làm việc với ACI để phát triển một dây chuyền rửa phế liệu đã sử dụng, khi PreZero đang thăm dò khả năng mở rộng tại Mỹ, đồng thời nhanh chóng nhận ra họ cũng có cùng ý tưởng kinh doanh.

Đại dịch vi rút corona đã làm hoạt động đầu tư chậm đi, tuy nhiên các công ty vẫn nhìn thấy nhu cầu vẫn tiếp diễn.

"Chúng tôi đã phải làm chậm đi quá trình lắp đặt do một số trang thiết bị nhập khẩu vào Mỹ," Melton nói. "Lệnh cấm xuất cảnh khỏi nước Mỹ và di chuyển bên trong nước Mỹ đã làm chậm việc hoàn tất lắp đặt. Chúng tôi tin tưởng thị trường luôn tìm kiếm nguồn hạt tái chế chất lượng cao."

ACI khởi nghiệp năm 1986 và cũng có nhiều nhà máy tại các bang Nebraska và Arizona. Ngoài công việc tái chế và cácdịch vụ liên quan, kể cả tái chế các mặt bảng điều khiển nhiều lớp (táp-lô xe) và ốp cửa trong ô tô, hảng có công suất phối trộn 40 triệu pound nhựa nguyên sinh hàng năm.

---------------------------