Phát triển bền vững: Doanh nghiệp có dám đi đến cùng?

Trước vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra bởi rác thải nhựa dùng một lần, đã có những doanh nghiệp áp dụng các giải pháp "xanh" trong sản xuất. Dù vậy, thách thức đặt ra không hề nhỏ và đòi hỏi quyết tâm đi đến cùng với giải pháp từ doanh nghiệp.

Sự thay đổi tất yếu

Câu chuyện về rác thải nhựa dùng một lần không còn mới và ngày càng hiện ra rõ nét hơn qua những thống kê đáng báo động liên quan đến ô nhiễm môi trường. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày có hơn 2.000 tấn rác nhựa được thải ra biển và đại dương tại Việt Nam.

Trước thực trạng này, cộng đồng đã bắt đầu có ý thức tìm hiểu về các giải pháp sống xanh, cân nhắc các lựa chọn thân thiện hơn với môi trường, ví dụ sử dụng các loại ống hút làm từ thủy tinh, inox, tre, cỏ, bột gạo... thay cho ống hút nhựa.

Không chỉ mất từ 200-500 năm để phân hủy khi thải ra môi trường, ống hút nhựa còn tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và đã được cảnh báo từ lâu. Nguyên liệu sản xuất chính của ống hút nhựa là nhựa Polypropylene (PP) hoặc Polyethylene (PE), chất tạo màu và các chất phụ gia.

Xu hướng tiêu dùng xanh cũng đang tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tại Việt Nam, nhãn hàng Nestlé MILO đã thử nghiệm sử dụng ống hút giấy cho dòng sản phẩm MILO Bữa Sáng từ tháng 3/2020, thay cho ống hút nhựa thông thường.

Kể từ tháng 5 năm nay, Nestlé MILO chính thức chuyển đổi sang ống hút giấy trên toàn bộ các sản phẩm uống liền. Theo kế hoạch, nhãn hàng sẽ hoàn thành chuyển đổi ít nhất 90% sản lượng sản xuất dùng ống hút giấy vào cuối năm nay, và hoàn thành chuyển đổi 100% sang ống hút giấy vào tháng 5/2022.

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp có dám đi đến cùng? - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Nestlé MILO bắt đầu thử nghiệm sử dụng ống hút giấy cho dòng sản phẩm MILO Bữa Sáng từ tháng 3/2020, thay cho ống hút nhựa thông thường (Ảnh chụp tháng 3/2020).

Thách thức chờ đợi doanh nghiệp

Việc chuyển đổi sang các giải pháp thay thế thân thiện hơn với môi trường trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đang rất cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn, không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh bài toán chi phí thì doanh nghiệp còn vô vàn khó khăn các cần vượt qua về lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ trong nhiều năm.

Với mục đích ban đầu khi chuyển đổi "xanh" là để giảm rác thải nhựa, trước hết doanh nghiệp phải đảm bảo được rằng giải pháp thay thế không tác động đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường lần nữa, đồng thời nguồn nguyên liệu phải an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Vấn đề này dẫn tới một câu hỏi là chọn nguyên liệu gì để thay thế nhựa?

Ví dụ với chiếc ống hút, theo một nghiên cứu của Đại học Humboldt State (Mỹ), ống hút làm bằng inox và thủy tinh tiêu tốn rất nhiều năng lượng và tài nguyên để sản xuất, lần lượt cao gấp 90 lần và 40 lần so với ống hút nhựa. Ngay cả với ống hút bằng tre, năng lượng và tài nguyên cần đến cũng cao hơn ống hút nhựa gần 30 lần.

Như vậy xét về khía cạnh này, ống hút giấy là lựa chọn tối ưu nhất khi chỉ cần 50% nguyên liệu và tài nguyên để sản xuất so với ống hút nhựa. Tuy nhiên, khi xét về khía cạnh trải nghiệm của người tiêu dùng, ống hút giấy lại đang đặt ra nhiều nghi ngại về việc làm thay đổi hương vị sản phẩm và làm giảm đi sự tiện lợi khi sử dụng.

Trong quá trình chuyển đổi từ ống hút nhựa sang ống hút giấy trên các sản phẩm sữa uống liền, nhãn hàng Nestlé MILO cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ với sự dịch chuyển "xanh" này.

Tại buổi họp báo trực tuyến ngày 16/7 nhằm hưởng ứng chiến dịch 'Nói không với ống hút nhựa' của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Binu Jacob - Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam - đã chia sẻ: "Nestlé hiểu được những thách thức ban đầu trong việc khuyến khích các thói quen tiêu dùng mới và trong việc truyền cảm hứng cho người tiêu dùng quan tâm hơn đến môi trường, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Mặc dù vậy, chúng tôi tin rằng đây vẫn là những bước đi cần thiết để góp phần thay đổi những hiện trạng đáng quan ngại về môi trường tại Việt Nam."

Nói về bước chuyển đổi này của Nestlé MILO, nhiếp ảnh gia nổi tiếng với bộ ảnh hành trình 7.000km săn rác Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng) nhận định tại buổi họp báo: "Tôi đánh giá cao bước đi này của Nestlé MILO, bởi việc thay đổi là cả một quá trình không hề đơn giản. Đây là việc làm có ý nghĩa về nhiều mặt, nhất là khi thay thế hàng chục triệu ống hút mỗi năm (tương đương khoảng 700 tấn rác thải nhựa) là con số không hề nhỏ".

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp có dám đi đến cùng? - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Nestlé MILO chọn ống hút giấy vì một Việt Nam năng động và xanh( Infographic: Nestlé MILO).

Sự chuyển đổi sang ống hút giấy trên sản phẩm sữa MILO uống liền cũng là một bước đi trong lộ trình hiện thực hóa cam kết về phát triển bền vững của Tập đoàn Nestlé: "Đến năm 2025, 100% bao bì của Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng". Đây là cam kết đi cùng với tầm nhìn "Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải".

Có thể thấy, mục tiêu phát triển bền vững không phải là câu chuyện ngày một ngày hai, và nói đúng hơn là một câu chuyện đường dài. Chỉ những doanh nghiệp đưa ra cam kết mạnh mẽ và dám theo đuổi đến cùng với cam kết đó mới có thể chinh phục được mục tiêu này. Đổi lại, doanh nghiệp sẽ nhận được những giá trị xứng đáng với nỗ lực bỏ ra.