Nhu cầu kìm hãm sự phục hồi giá cả trên toàn chuỗi hóa dầu, làm lu mờ việc cắt giảm nguồn cung

Các nhà sản xuất hóa dầu, mắc kẹt giữa đà leo dốc nhanh chóng của chi phí năng lượng và sự sụt giảm nhu cầu mạnh mẽ, đã buộc phải giảm công suất vận hành trên toàn cầu, đặc biệt là kể từ tháng 6. Mặc dù điều này đã dẫn đến sự cắt giảm chưa từng có trong chuỗi cung ứng hóa dầu, song mọi đợt phục hồi giá cho đến nay đều chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, vì nhu cầu cơ bản không có.


Ngành đã phải đối mặt với một cuộc chiến cam go. Hầu hết các loại giá đã giảm rõ rệt, đang trở về thị trường trước đại dịch - ngoại trừ chi phí năng lượng và PVC ở châu Âu. Trong điều kiện thị trường cân bằng, chúng sẽ tăng lên do chi phí sản xuất và tiện ích hiện tại; tuy nhiên, nhu cầu yếu khiến thị trường cuối cùng chỉ có được những đợt phục hồi ngắn ngủi, nếu không duy trì ổn định hoặc giảm giá thêm.

“Cách nhanh nhất và dễ nhất để đối phó với sự phá hủy nhu cầu trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra là giảm hoặc ngừng sản xuất. Tuy nhiên, cái giá phải trả cũng lớn, vì không thể duy trì công suất sản xuất thấp lâu dài và việc đóng cửa một nhà máy cracker hoặc nhà máy phái sinh không khả thi trong thời gian ngắn,” nguồn tin thân cận với các nhà sản xuất nói. Việc quản lý nguồn cung trở nên khó khăn hơn đáng kể khi cũng có lượng công suất lớn đi vào hoạt động.



Lướt nhanh các thị trường thượng nguồn



Bắt đầu với dầu thô, thị trường đã bị xáo trộn bởi quyết định cắt giảm sản lượng sâu nhất trong hai năm qua của OPEC+, 2 triệu thùng/ngày. Điều này nhằm ngăn chặn đà giảm giá dầu trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu bất chấp áp lực từ việc Mỹ bơm thêm dầu nhằm giảm giá năng lượng và đối phó với lạm phát cao.



Mặc dù tin tức này đã giúp giá tăng 10% và chạm/đạt gần ngưỡng 90 USD/thùng vào tuần đầu tiên của tháng 10, cả giá Brent và WTI (NYMEX) tương lai đều không thể giữ vững đà tăng giá vào cuối tháng vì gần đây chúng đã giảm 5% trước những những mối lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu.



Đối với olefin, các nhà sản xuất đã cắt giảm công suất vận hành kể từ tháng 3 năm 2022 để quản lý nguồn cung. Giá propylene đã giảm mạnh ở cả châu Á và châu Âu cho đến thời gian gần đây. Trong khi đó, giá ethylene có một số đợt phục hồi nhưng không duy trì chúng.



Các nhà sản xuất propylene ở châu Á đã phần nào kiềm chế được đà suy thoái thông qua việc cắt giảm công suất do giá giao ngay vẫn không đổi kể từ tháng 8. Trong khi đó, giá ethylene châu Á đã chứng kiến một số đợt phục hồi trong cùng khung thời gian nhưng không thể duy trì vì sự thiếu hụt nhu cầu đã làm lu mờ việc cắt giảm nguồn cung.



*Phân bổ công suất ngoại tuyến toàn cầu hàng tháng của ethylene ở bên trái và propylene ở bên phải

Lướt nhanh các thị trường polymer châu Á


Những hy vọng về việc nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa ở Trung Quốc sau đại hội hầu như đã tan biến và càng ảnh hưởng tới tâm lý trên tất cả thị trường. Mặc dù Trung Quốc đã trở lại với xu hướng tăng giá sau kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần vào đầu tháng 10, song xu hướng này không thể duy trì trên thị trường PP và PE.



Đông Nam Á không khác gì Trung Quốc khi cả thị trường PP và PE đều đi xuống, việc không thể duy trì đà phục hồi đã được chứng kiến vào giữa tháng 9 với sự hỗ trợ từ nguồn cung thắt chặt hơn sau 6 tháng trượt giá. Thị trường Đông Nam Á cũng đang chịu áp lực nặng nề từ các báo giá của Mỹ.



Sự phục hồi trên thị trường PP và PE của Ấn Độ cũng vẫn khó nắm bắt bất chấp những dự báo lạc quan về nhu cầu gia tăng xung quanh mùa lễ hội Diwali vào tháng 10 và năm mới sắp tới.



Các thị trường PVC châu Á cũng bị xáo trộn bởi đợt giảm giá mới nhất của một nhà sản xuất Đài Loan lớn, mặc dù đà giảm giá đã phần nào chậm lại vào đầu tháng 10. Khả năng cao về quyết định duy trì chính sách zero-covid của Trung Quốc rõ ràng đã góp phần vào đợt đại hạ giá này, trong khi sự mất giá của đồng nội tệ đã kìm hãm nhu cầu hơn nữa và các lô hàng của Mỹ gây áp lực cạnh tranh lên giá cả trong khu vực.



Lướt nhanh các thị trường polymer châu Âu



Châu Âu đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đà tăng chi phí năng lượng mạnh mẽ và nhanh chóng do cuộc chiến của Nga với Ukraine. Để lại K-Fair được tổ chức vào tuần trước ở Đức, những người tham gia thị trường châu Âu dường như rất lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng khi bước sang năm 2023.



*Phân bổ công suất ngoại tuyến toàn cầu hàng tháng của Polyethylene (PE), được tạo bởi Tin tức Sản xuất Pro của ChemOrbis


Tính đến hiện tại, sự sụt giảm nhu cầu có vẻ đã làm cân bằng việc cắt giảm công suất vận hành trên diện rộng và phụ phí năng lượng tại các thị trường polyme của châu Âu.



Các nhà sản xuất PP, PE phải đối mặt với gánh nặng chi phí đã yêu cầu tăng giá trong tháng 10 sau đợt trượt giá kéo dài 5 tháng nhưng đã phải lùi bước so với yêu cầu tăng giá ban đầu và không thể phản ánh đầy đủ các khoản phụ phí năng lượng mà họ đã công bố do nhu cầu sụt giảm. Tình hình dự kiến cũng sẽ diễn ra tương tự trong tháng sau.



Trong khi đó, giá PVC tiếp tục đi xuống do vẫn cao hơn nhiều so với mức giá trước đại dịch. Vì công suất vận hành trong hầu hết các lĩnh vực đều giảm và mùa đông gần kề, sự suy yếu nhu cầu có vẻ sẽ vẫn tồn tại, làm lu mờ việc cắt giảm công suất và chi phí năng lượng cao.



Lướt nhanh các thị trường polymer Thổ Nhĩ Kỳ



Thị trường PP và PE đã chứng kiến một số đợt phục hồi trong tháng 9 và đầu tháng 10, sau xu hướng trượt giá mạnh trong hơn 5 tháng qua. Tuy nhiên, những mối lo ngại về nhu cầu đã lại thu hút sự tập trung trên thị trường PP, dẫn đến các dự báo giảm giá cho tháng 11. Tâm lý đối với PE cũng suy yếu trong nửa cuối tháng 10, khuất phục trước nhu cầu kém vì sự kết thúc mùa cao điểm và nền kinh tế mờ nhạt.



Tương tự, thị trường PVC của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tâm lý phục hồi vào giữa tháng 8 sau đợt rơi tự do trong khoảng 5 tháng qua, đã chứng kiến những nỗ lực tăng giá không thành công vào tháng 9. Hơn nữa, giá đã tiếp tục đi xuống trong tháng 10 do nhu cầu kém và nguồn cung nới lỏng.