NGÀNH NHỰA VÀ TÌNH CẢNH “TRÊN ĐE, DƯỚI BÚA”

(DĐDN)- Thị trường ngành nhựa của VN đang được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, do sức ép cạnh tranh đến từ các đối thủ ngoại quá lớn nên các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này đang rơi vào cảnh “trên đe dưới búa” và chịu nhiều thua thiệt.

Trên là các đối thủ đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Dưới là hàng giá rễ, hàng nhái từ Trung Quốc lấn át.


Thị trường ngành nhựa của VN đang được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển

Sức ép từ M&A

Tính đến thời điểm này, Tập đoàn SCG Thái Lan đã chi 121 triệu USD đầu tư vào 7 Cty nhựa VN, ngoài ra còn nắm giữ cổ phần một số doanh nghiệp về sản xuất bao bì khác. Các nhà đầu tư đến từ Hàn quốc và Nhật bản cũng đang rầm tộ đầu tư vào VN như. Cty Sagasiki của Nhật mua Cty bao bì Goldsun...

Các doanh nghiệp ngoại đang ngày càng tăng trưởng nhanh cả về số lượng và quy mô hoạt động, tạo sức ép cạnh tranh vô cùng lớn với các doanh nghiệp nội. Bên cạnh đó, xu hướng người tiêu dùng ngày một ưa chuộng hàng Thái, hàng Nhật, Hàn. Ở các kênh phân phối nhỏ lẻ khác sự độ bổ của các sản phẩm giá rẻ hay hàng nhái, hàng giả đến từ Trung Quốc cũng khiến cho các doanh nghiệp của ta hết sức chật vật.

Theo Ông Hồ Đức Lam- Chủ tịch Hiệp hội Nhựa VN: “Việc doanh nghiệp nước ngoài ngày càng lấn sâu vào ngành nhựa gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp nhựa trong nước. Hàng nhựa VN sẽ từ từ bị đánh bạt vì người Thái vừa sản xuất, vừa có kênh phân phối, bán lẻ. Điều này buộc các doanh nghiệp nhựa nội địa phải nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm nếu không muốn sớm bị thua trên sân nhà”.

Đầu tư hay mở rộng thị trường nông thôn?

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công phát sóng vào ngày 10/7/2016 đã đưa lên sóng chủ đề “Doanh nghiệp hội nhập- Chiến lược cạnh tranh” để các doanh nhân tìm giải pháp cho vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Theo đó, các chuyên gia của chương trình đã tư vấn cho vấn đề của một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh đồ nhựa gia dụng. Trong những năm qua, doanh nghiệp theo đuổi chiến lược cạnh tranh dựa trên giá thành rẻ, bán vùng nông thôn, kinh doanh khá thuận lợi. Nhưng hiện nay đang gặp sức ép cạnh tranh lớn, nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, CEO và các cổ đông quyết định ngồi lại để lên phương án tìm chiến lược cho doanh nghiệp. CEO cho rằng: “Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư nâng cấp công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, tạo sự khác biệt để cạnh tranh với đối thủ”.

Các cổ đông lại cho rằng: “Như vậy quá tốn kém. Doanh nghiệp nên tính toán phương án mở rộng thị trường trong nước, đặc biệt là nông thôn, lấy giá thành rẻ để làm chiến lược cạnh tranh cho mình”.

Có rất nhiều ý kiến tư vấn của các chuyên gia đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều khán giả xem chương trình.

Để chia sẻ thêm với các doanh nghiệp khác về vấn đề này, xin mời