​Kế hoạch tái chế do ngành nhựa bảo trợ trị giá 500 triệu $ được trình lại nghị viện tại Washington.


Tony Radoszewski, Hiệp Hội Nhựa tại Triển lãm K Show 10/16/2019 tại Duesseldorf, Đức. Ảnh: Plastics News/ Caroline Seidel

Một trong những nội dung chính của luật về tái chế của ngành nhựa, một chương trình do liên bang tài trợ 500 triệu $, đã được giới thiệu lại tại cuộc họp quốc hội mới đây ngày 5 tháng 4. Tuy nhiên việc này cũng đã bị nhiều tập đoàn trong ngành chỉ trích do phạm vi chương trình quá hạn chế.

Cả Hiệp hội Nhựa và Hội đồng Hóa học Mỹ đều hoan nghênh việc dự luật được tái giới thiệu, Đạo luật Nhận Thức Các Cơ hội Kinh Tế và Giá trị Phát triển Tái chế.

Cũng như lúc được giới thiệu tại quốc hội lần trước năm 2019, dự luật xây dựng một chương trình tài trợ 500 triệu $ cho chính phủ các tiểu bang và địa phương tổ chức cải thiện cơ sở hạ tầng tái chế và giáo dục, đồng thời xây dựng một chương trình của Cơ quan Bảo Vệ Môi trườngđầu tư vào công nghệ và công tác thu gom.

"Cơ sở hạ tầng tái chế có tính thiết yếu đối với cơ sở hạ tầng của nước Mỹ," theo lời chủ tịch và TGĐ điều hành Hiệp Hội Nhựa Mỹ Tony Radoszewski. "Dự luật này của lưỡng đảng sẽ cải tiến cơ sở hạ tầng tái chế khá nhiều vật liệu có giá trị có thể được thu hồi lại và tái sử dụng và không bị thải ra các đại dương và sông ngòi của chúng ta."

Đạo luật được hai người thuộc hai đảng bảo trợ, Tony Cárdenas, đảng dân chủ bang Calif., và Larry Bucshon, đảng cộng hòa bang Indiana.

Bucshon

Tuy vậy, một số nhóm thuộc ngành chất thải rắn và tái chế đã chỉ trích đạo luật Phục Hồi, cho rằng đạo luật này chưa giải quyết được một số vấn đề chủ yếu.

Viện Các Ngành Tái Chế Phế Liệu (ISRI) trong bản tuyên bố ngày 7 tháng 4 nói "Đạo Luật Phục Hồi không tập trung thỏa đáng vào các trở ngại chính trong công tác tái chế rác sinh hoạt – đó là loại bỏ sự nhiểm bẩn."

ISRI ủng hộ một nội dung khác của đạo luật liên bang: Đạo luật Tái chế, đã được giới thiệu lại tại Quốc hội ngày 23 tháng 3 bởi một nhóm thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ lưỡng đảng. Dự luật này sẽ cho phép sử dụng 15 triệu $ mỗi năm trong suốt 5 năm dành cho việc tuyên truyền giáo dục về tái chế.

Theo hiệp hội: "ISRI tin rằng Đạo Luật Tái Chế phù hợp hơn cho việc cải tiến tái chế bằng việc xử lý nhiểm bẩn trên các vật liệu đưa vào luồng tái chế và khuyến khích các thị trường hàng hóa đã được tái chế".

Cũng vậy, Hiệp hội Tái chế và Rác Thải Quốc gia (NWRA), đại diện cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân vận chuyển rác thải, đã phát hành một bản tuyên bố cho rằng Đạo luật Phục Hồi "không đề cập đến vai trò của khu vực tư nhân trong đạo luật và, thực ra đặt họ vào một vị trí kém cạnh tranh."

NWRA cho biết họ đang thảo luận với Cárdenas và Bucshon về việc mở rộng dự luật của họ bao gồm luôn các ưu đải thuế và thay đổi lập quy.

Trong một bản tuyên bố được hiệp hội nhựa phát hành, cả Cárdenas và Bucshon đều cho biết cơ sở hạ tầng tái chế bị thiệt hại gây ra bởi các công trình đầu tư không phù hợp tại Mỹ và Đạo Luật phục Hồi đã được thiết kế nhằm kích thích các nguồn tài trợ mới của chính phủ địa phương và tiểu bang.

Cárdenas nói rằng tái chế phải được xem như là các khoản đầu tư vào công nghệ năng lượng sạch, và Bucshon đã lưu ý tình trạng nhiểm bẩn gia tăng.

"Quốc gia của chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về tái chế gây nên bởi cơ sở hạ tầng không phù hợp và sự bất lực giải quyết tình trạng nhiểm bẩn của dòng rác thải," Bucshon nói.

ACC nói rằng đầu tư công trong Đạo Luật Phục Hồi sẽ bổ sung vào khoản mà họ nói là đầu tư nhiều tỷ đô la của tư nhân vào công tác tái chế nhựa từ năm 2017.

"Chúng tôi ủng hộ mạnh mẻ đạo luật này, nhờ đó sẽ cung cấp 500 triệu $ vào các khoản tài trợ của liên bang trong 5 năm dành cho các chính phủ địa phương và liên bang để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng tái chế tất cả các loại vật liệu," theo Joshua Baca, phó chủ tịch bộ phận nhựa của ACC.

Tuy nhiên các nhóm khác như Hội Đối Tác Tái Chế đã ghi nhận sẽ cần ít nhất 9 tỷ $ để nâng cấp cơ bản các chương trình tái chế địa phương tại Mỹ.