Dự án thí điểm tái chế nhựa mềm báo cáo thành công, nhưng lưu ý các thị trường “èo uột”.

Một dây chuyền phân loại nhựa tại Công ty JP Mascaro & Sons.

Một dự án thí điểm tái chế bao bì mềm được cho là thành công khi chứng minh các loại túi và các loại vật liệu màng mỏng gây phiền phức cho các chương trình thu gom rác vỉa hè có thể đã tìm ra được cách thức tái sử dụng chúng,tuy nhiên dự án cũng nêu lên các trở ngại chính về kinh tế như một thị trường “xanh xao” cần phải khắc phục.

Hiệp hội Thu Hồi Vật Liệu Vì Tương Lai (MRFF) do ngành nhựa tài trợ hôm 16 tháng 6 đã phát hành một báo cáo về dự án nâng cấp một nhà máy phân loại tái chế tại Pennsylvania nhằm xử lý các loại bao bì nhựa mềm như các loại túi mua sắm, bao bì thức ăn nhanh và các loại túi đứng phổ biến ngày càng thông dụng.

Báo cáo cho biết dự án thí điểm được thực hiện tại một nhà máy thu hồi vật liệu tại Birdsboro, bang Pensylvania đã thành công và có thể trở thành một mô hình có thể được nhân rộng cho các cộng đồng khác, cho phép các cư dân thải các vật liệu khó tái chế này vào các thùng chứa tái chế ở vỉa hè.

Tuy nhiên báo cáo của Hiệp hội MRFF cũng ghi nhận sẽ phải tiêu tốn nhiều triệu USD cho mỗi nhà máy trang bị thiết bị mới và cho biết cần phải làm nhiều việc hơn để hỗ trợ các thị trường èo uột dành cho vật liệu màng nhựa đã tái chế nhằm đạt được thành công mang tính dài hạn.

Báo cáo cho biết khoảng 12 tỷ pound bao bì nhựa mềm được tiêu thụ mỗi năm tại Mỹ nhưng chỉ có 4% loại bao bì mềm sản xuất bằng một nguyên liệu nhựa được tái chế.

Đến nay các người ủng hộ cho biết kết quả ban đầu đều tích cực.

Jeff Wooster, giám đốc bền vững toàn cầu của bộ phận kinh doanh Nhựa Chuyên Dùng và Bao bì của Dow Inc., cho biết đó là bước “khởi sự thành công”.

"Với mức tiêu thụ [bao bì mềm] gia tăng nhanh chóng, điều then chốt là chúng ta có được giải pháp cải tiến để thu hồi các vật liệu này một cách phù hợp," Wooster nói. "Chúng ta hi vọng chương trình này sẽ bắt nguồn cho một làn sóng sản sinh nhiều giải pháp tái chế cải tiến cả tại nước Mỹ lẩn trên quy mô thế giới."

Dự án tiêu tốn nhiều triệu USD để nâng cấp nhà máy tái chế vật liệu TotalRecycle Inc. được vận hành bởi J.P. Mascaro & Sons tại Birdsboro, khoàng 50 dặm phía Tây Bắc TP Philadelphia.

Bao bì màng thu hồi xong được đóng thành kiện, có tên là rFlex, đồng thời họ đang cố gắng tìm kiếm hơn một tá ngành công nghiệp để có được các thị trường có thể tiêu thụ và mang tính kinh tế.

Theo báo cáo, các vật liệu lợp mái nhà chiếm khối lượng lớn nhất và nhiều cơ hội nhất trên thị trường tiêu thụ đầu cuối hiện có, cùng với các ứng dụng như pa lét và tà vẹt đường sắt. Báo cáo cũng đã khảo sát các thị trường như gỗ nhựa, sỏi nhựa và nhựa đường, nhiệt phân các sản phẩm nhiên liệu và nhiều loại hàng hóa bền bỉ đa dạng.

Dự án cho biếtđã đạt được bốn trong năm mục tiêu họ đề ra trong vòng một năm để lằp đặt thiết bị và có nhiều tiến bộ đáng kể đối với mục tiêu thứ năm – tống 90% vật liệu mềm từ dòng vật liệu vào cơ sở tái chế.

Báo cáo cho biết lợi ích gần như có ngay là có được các kiện giấy chất lượng cao hơn từ nhà máy tái chế, nhưng những người chủ trương cũng cho biết họ nhận thấy có tiến bộ đối với các loại nhựa.

"Hiệu quả cao từ dự án thí điểm của MRFF chứng minh việc khép lại vòng lặp cho màng nhựa mềm ở Mỹ là điều khả thi, với việc đầu tư đáng kể cho cơ sở hạ tầng và sự hợp tác xuyên khu vực," theo lời của Nicole Camilleri, chuyên gia trưởng phát triển bao bì kỹ thuật và trưởng bộ phận bền vững tại Công ty Nestle USA.

"Tại Nestle chúng tôi đang làm việc để công bố mục tiêu năm 2025 của chúng tôi là làm cho 100% bao bì của chúng tôi mang tính năng tái chế được hoặc tái sử dụng lại được," bà nói. "Hỗ trợ cơ sở hạ tầng và tăng cường công tác thu gom hè phố màng nhựa mềm để tái chế tại Mỹ là các bước quan trọng tiến đến việc đạt được mục tiêu này."

Các thị trường “èo uột” .

Tuy nhiên báo cáo dày 46 trang cũng nói rằng để đạt được các mục tiêu của Nestle và của nhiều các sản phẩm tiêu dùng cơ bản khác để cho bao bì nhựa mềm mang tính tuần hoàn hơn sẽ đòi hỏi sử dụng hàm lượng tái chế nhiều hơn để tạo ra nhu cầu và hỗ trợ các thị trường.

"Thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm này một cách rỏ ràng và được chứng minh sẽ là điều quan trọng để chứng minh cần phải đầu tư cho công tác phân loại và tạo ra một món hàngcó thể tiêu thụ được," báo cáo nói. "Trừ phi những người dùng đầu cuối ngành công nghiệp (các nhà sản xuất sản phẩm, bán lẻ và thương mại điện tử, người dùng ngành công trình công cộng (các cơ quan chính phủ) và những người tiêu dùng mua các sản phẩm đã tái chế, các thị trường tiêu thụ các loại vật liệu mang ra vỉa hè hoặc các vật đựng gửi tại các cửa hàng sẽ tiếp tục ở trong tình trạng èo uột."

Báo cáo ước tính sẽ tốn ít nhất 300 triệu USD đến 500 triệu USD để nâng cấp 100 nhà máy tái chế lớn nhất tại Mỹ xử lý vật liệu nhựa mềm, hoặc tối thiểu 3 triệu USD đến 5 triệu USD cho mỗi nhà máy.

JP Mascaro cũng cho biết sẽ tốn thêm 11 triệu USD chỉ cho khu vực phục vụ 300,000 hộ để nâng cấp các xe thu gom xử lý quy trình ngoài số hộ làm thí điểm.

Báo cáo ước tính trên bình diện quốc gia, nếu đầu tư hàng trăm triệu USD cho các nhà máy tái chế sẽ thu về khoảng 1.2 tỷ pound vật liệu rFlex để tái sử dụng, từ đó ước tính sẽ có được 12 tỷ pound bao bì mềm để dùng hàng năm.

"Điều tối quan trọng là tìm được các cơ hội và thị trường có thể có được về mặt tài chính cho các kiện rFlex," theo lời Susan Graff, giám đốc nghiên cứu của MRFF, kiêm phó chủ tịch công ty tư vấn Resource Recycling Systems, tại Ann Arbor, trụ sở tại bang Michigan, tác giả báo cáo này. "Niềm hi vọng của chúng tôi là công trình nghiên cứu thí điểm có thể được dùng như một dữ liệu đáng giá giúp các nhà máy tái chế và cộng đồng tái chế FPP một cách kinh tế đồng thời sản xuất ra các kiện giấy sạch hơn."

Báo cáo đưa ra một số khuyến cáo, bao gồm cả việc Hiệp hội các Doanh Nghiệp Tái Chế Nhựa bổ sung một chủng loại rFlex vào chương trình Các Quán Quân Về Nhu Cầu Tái Chế của họ để theo dõi các cam kết mua hàng. Báo cáo kêu gọi đầu tư các cơ sở gia công hậu tái chế như các công nghệ rữa khô, được gọi là một “ thiếu hụt cơ sở hạ tầng đáng kể ở Mỹ,“ để làm cho vật liệu được tiêu thụ khá hơn.

Báo cáo cũng cho biết khối lượng nhiễm bẩn trong các kiện rFlex cần phải được giảm xuống thấp hơn 10% đồng thời ghi nhận PET cứng của các loại chai đáy bằng hay chai nhựa được ép định hình là một tác nhân làm nhiễm bẩn “không lường trước” làm giảm giá trị của vật liệu rFlex material.

Dự án thí điểm của MRFF được ít nhất 10 công ty công nghiệp và tập đoàn thương mại hỗ trợ, bao gồm Hội Đồng Hóa Học Mỹ, HIệp Hội Các Doanh Nghiệp Tái Chế, Hiệp Hội Ngành Nhựa, Công ty Chevron Phillips Chemical, LyondellBasell Industries và Westlake Chemical.