Chuyện ở quốc gia thải nhựa nhiều thứ 4 thế giới: Gần như không tái chế gì

Đứng giữa hàng đống túi mua sắm đã qua sử dụng ở siêu thị, vỏ chai nước ngọt và túi đựng bột giặt, Evelin Marcele tỏ ra bức xúc trước những nỗ lực tái chế rác thải nhựa của Brazil.

Chuyện ở quốc gia thải nhá»±a nhiều thứ 4 thế giới: Gần nhÆ° không tái chế gì

“Gần như không gì cả”, vị giám đốc 40 tuổi của CoopFuturo, một trung tâm phân loại vật liệu có thể tái chế ở Rio de Janeiro, nói. Trong 120 tấn rác được chuyển đến trung tâm mỗi tháng, 60% là rác thải nhựa.

Brazil là quốc gia thải ra lượng rác nhựa lớn thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, theo một báo cáo công bố gần đây của Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF).

Nhưng quốc gia Mỹ Latinh này chỉ tái chế 1,28% trên tổng số 11,4 triệu tấn rác được thải ra mỗi năm, một tỷ lệ thấp hơn mức trung bình toàn cầu 9%, theo WWF.

Ước tính 7,7 triệu tấn nhựa được chuyển tới các bãi chôn lấp.Chuyện ở quốc gia thải nhựa nhiều thứ 4 thế giới: Gần như không tái chế gì - Ảnh 1.

Ảnh: AFP.

“Mọi người đang sử dụng nhiều hơn, thải rác nhiều hơn và chính phủ không cung cấp được các cơ sở hạ tầng cần thiết để giải quyết vấn đề này cho các thành phố”, Anna Lobo của WWF Brazil nói.

“90% người dân Brazil đã nghe về phát triển bền vững và nói rằng họ hiểu những vấn đề về môi trường. Trên thực tế, hiếm có người nào thay đổi thói quen”.

Thế giới đang sản xuất ra hơn 300 triệu tấn nhựa mỗi năm, và có ít nhất 5.000 tỷ mảnh nhựa đang trôi nổi trên dại dương hiện giờ.

Tại một cuộc họp của Liên Hợp Quốc vào tháng 3 tại Kenya, các quốc gia đã cam kết “giảm đáng kể” lượng sản phẩm nhựa dùng một lần trong thập kỷ tới.

Nhưng Brazil đang “bị bỏ xa phía sau”, Marcele nói khi công nhân tại CoopFuturo phải đeo găng tay đen lục lọi trong hàng đống túi rác để tìm vật liệu có thể tái chế.

Cần nhiều hơn nữa sự đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng – ví dụ các nhà máy phân loại và tái chế - cùng hành động của các cá nhân.

Các nhà chính trị “không quan tâm đến chuyện này, họ còn lo cho những việc khác”.

Chuyện ở quốc gia thải nhựa nhiều thứ 4 thế giới: Gần như không tái chế gì - Ảnh 2.

Ảnh: AFP.

cafebiz