​China gây khó cho ngành tái chế nhựa ở Montana

Kết quả hình ảnh cho Pacific Steel

Paul Hudson, một người lái gàu xúc ở Công ty Pacific Steel & Recycling, cầm một mãnh cắt nhựa trộn lẩn vào một bành các bình sữa đã tái chế loại 2 tại nhà máy công ty ở Missoula năm 2015.

TOM BAUER, Missoulian

Công việc tái chế tại Montana chỉ là phải tinh tế hơn, phần lớn do Trung quốc.

Vườn quốc gia Glacier không còn tái chế loại nhựa số 1 và số 2 nữa, tuy nhiên Vườn quốc gia Yellowstone sẽ tiếp tục công việc này. Công ty Pacific Steel and Recycling tại Missoula sẽ tiếp tục nhận nhựa, nhưng các văn phòng địa phương của công ty sẽ không nhận. Quận Flathead đã dừng nhận nhựa và lon thiếc nhưng công ty phụv vụ thành phố Whitefish tiếp tục tái chế các loại này. Hai nhà máy chính tái chế đồ gia dụng của Quận Lake County và Missoula — Republic Services và Garden City Recycling — sẽ tiếp tục nhận các loại nhựa loại 1 và loại 2.

Dusti Johnson với Chương trình Tái chế của Sở Chất lượng Môi trường của bang Montana cho biết 95% vật tái chế được ở Mỹ được xuất khẩu ra nước ngoài, phần lớn là đi Trung quốc. Công ty này nay đã ban hành nhiều quy định nghiêm nhặt về những gì họ sẽ nhận sau khi xác định có quá nhiều vật “bị nhiểm độc” bị trộn lẩn vào các vật có thể tái chế được. Các vật nhiểm độc này có thể bao gồm thực phẩm, tã lót hoặc nhiều vật khác không thể tái chế.

“Đó là một vấn đề mang tính quốc gia, quốc tế,” Johnson nói hôm thứ Hai. “Rồi thì với các cuộc chiến tranh thương mại sáng nay về thuế giữa Mỹ và Trung quốc, tôi không nghĩ rằng chuyện các vật có thể thể tái chế được sạch hay bẩn là quan trọng. Có một điều thiên hạ quên đi là khi tái chế vật liệu, cái gì bạn bán đi là một món hàng, và nếu chẳng ai mua thì bạn sẽ phải gắn chặt với nó.”

Nhựa đã tái chế thường được dùng trên các thị trường vải sợi Trung quốc. Mùa hè năm rồi Trung quốc thông báo chính sách “Quốc Đao” (National Sword) mới, đã có hiệu lực kể từ 1 tháng 1. Họ cấm một số sản phẩm tái chế được và xây dựng nên nhiều quy định nghiêm nhặt đối với chất lượng các bành vật phẩm tái chế hổn hợp.

Bước đi này được thực hiện sau nhiều năm Trung quốc than phiền về chất lượng vật phẩm tái chế tái chế được xuất từ Mỹ, Johnson nói thêm.

Bà nói “Tôi nghĩ rằng người ta đã không lưu ý điều này, và giờ thì không đâu thu nhận nhựa”.

Mason Mikkola, giám đốc Pacific Steel của Missoula, cho biết họ chấp nhận ba loại nhựa — nhưng chỉ có chai và lọ — bởi vì người ta cũng mang các vật tái chế được khác có giá trị hơn đến các khu vực thải bỏ.

“Chúng ta phải chi tiền để xử lý nhựa, nhưng mọi thứ khác chúng ta nhận bù đắp lại việc này ,” Mikkola nói. “Tôi cũng nghĩ về các mối quan hệ quần chúng tốt đẹp, tuy nhiên chúng ta sẽ cần xem xét tình hình kinh doanh ở nơi nào đó trong quá trình này.”

Glenda Bradshaw, tổng giám đốc Republic Services, cho biết họ chấp nhận mọi loại nhựa rổng và khô, sạch trong các thùng trên vỉa hè cùng với các loại kim loại, giấy và các tông. Họ thực ra đang thuê một công ty thu gom nhựa.

“Chúng tôi làm thế do chúng tôi đã cam kết với việc tái chế và môi trường, nhưng tình hình hiện nay đã làm cho chi phí trở nên đắt đỏ đối với chúng tôi ,” Bradshaw nói . “Đó là một tình hình khá phức tạp, và người ta không hiểu điều gì đang xảy ra. Đó là một vấn đề mang tính toàn cầu.

“Chúng tôi có thể làm việc ấy bao lâu? Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và ra các quyết định đúng đắn.”

Nhiều doanh nghiệp tái chế đã đào tạo người ta bỏ đúng sản phẩm vào các thùng chứa riêng lẻ, giử riêng các loại nhựa, cùng với nhiều thùng khác nhau dành cho giấy, các tông và các loại sản phẩm có thể tái chế khác.

Tuy đôi lúc các “nhà tái chế mộng tưởng” sẽ quăng vào một món không được phép — như nhựa loại 3 cho đến loại 7 hoặc là thủy tinh — và như vậy có thể làm giảm đi, thậm chí loại bỏ giá trị của nguyên cả một lô.

“Người ta nghĩ rằng nếu họ bỏ chúng vào thùng tái chế, công ty sẽ tìm ra cách làm gì đó với chúng. Tuy nhiên họ thực ra chỉ thêm vào sự nhiểm bẩn,” Allison Batch, điều phối viên các chương trình bền vững của tổ chức Citizens for a Better Flathead ( Công Dân Vì Một Flathead Tốt Hơn) nói.

Lúc khác thì người ta có thể quăng đi nữa chai tương sốt cà hoặc bơ đậu phọng, và thế là sẽ làm nhiểm bẩn cả lô.

“Vì các vật có thể tái chế của chúng tôi do người tiêu dùng phân tách ra, chúng tôi vẫn có thể thu nhận nhựa chừng nào mà người ta làm đúng cách,” Mark Nelson, giám đốc rác thải rắn của Lake County nói. “Nhưng tôi phải quăng ra một khối sau khi ai đó bỏ vào mấy cái chậu đen đựng cây xanh; những thứ ấy không thế nào tái chế được.”

Batch nhìn sự kiện trên như là một cơ hội cho Mỹ tập trung vào việc giử lại rác địa phương của mình. Bà tin rằng cùng với nhu cầu gia tăng về vật liệu nhựa cho các sàn tàu và ghế công viên, đó là một cơ hội cho quốc gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng tái chế.

“Tôi nghĩ rằng có thể về lâu dài việc này có thể tốt cho công nghiệp tái chế và cho nước Mỹ để chịu trách nhiệm về mọi thứ rác thải sản sinh ra ở đây” Batch nói.

Đó cũng là một cơ hội cho ai suy nghĩ về những gì họ đang mua, tránh các chai nhựa hoặc chỉ mua những chai làm bằng vật liệu có thể tái chế.

Tại Vườn Quốc gia Glacier, Laice Dedrick là nhà giáo dục về bền vững. Bà nói “Đội Xanh” của Glacier đang cố gắng hình dung ra đâu có thể là những lựa chọn của họ và khả năng tái chế các vật liệu khác. Vị trí xa xôi của Glacier khiến cho công tác tái chế gặp nhiều khó khăn hơn ở Yellowstone.

“Có thể chúng tôi có thể tái chế các loại giấy gói yến mạch granola, các hộp người ta dùng để mang thực phẩm sấy khô vào vùng sâu vùng xa — những món chúng tôi xem như là thị trường ngách,” Dedrick nói. “Ngoài ra, chúng ta đều cùng chung thuyền như người khác. Chúng ta đang chở đợi và hi vọng thị trường tái chế sẽ khởi sắc trở lại.”

--------