​Các ngânhàng đầu tư mua lại Công ty tái chế PureCycle, dự kiến sẽ được cổ phần hóa.


Mike Otworth của Công ty PureCycle tại Triển lãm K 2019.

Hai ngân hàng đầu tư đang mua lại công ty tái chế polypropylene PureCycle Technologies và sẽ cổ phần hóa công ty với thương vụ trị giá 1.2 tỷ USD mà họ cho rằng sẽ tạo vốn cho cty tái chế hóa học này để mở rộng phát triển một cách nhanh chóng.

Các ngân hàng Roth Capital Partners LLC và Craig Hallum Capital Group LLC hôm 16/11 thông báo họ đang mua lại Công ty PureCycle và công bố các kế hoạch đầu tư được cho rằng sẽ nâng công suất tái chế của công ty hơn 1.2 tỷ pound trong năm năm.

"Giao dịch này sẽ là cột mốc chủ yếu trong sứ mạng của PureCycle nhằm chyển đổi polypropylene thành sản phẩm có thể tái chế được và bền vững." CEO Mike Otworth nói.

Th6ong báo của các công ty tiết lộ nhiều kế hoạch đầu tư mới, cho biết PureCycle sẽ mở một cơ sở tại Châu âu có công suất 107 triệu pound vào năm 2023 và một "tổ hợp” nhà máy tại Mỹ với năm dây chuyền tái chế có công suất hơn 825 triệu pound PP mỗi năm.

Cùng với các kế hoạch được tiết lộ trước đây của công ty cho nhà máy đầu tiên của họ — một nhà máy công suất 107 triệu pound tại Ironton, Ohio, có mục tiêu đạt công suất tối đa vào năm 2023 —các đối tác cho biết PureCycle sẽ đạt được công suất hơn 1.2 tỷ pound mỗi năm.

Trong thông cáo PureCycle cho biết vào năm 2030 sẽ sở hữu 30 dây chuyền thương mại hoạt động trên toàn thế giới và 50 dây chyền vào năm 2035.

Otworth cho biết PureCycle tin tưởng vào công nghệ của họ, được phát triển bởi công ty Procter & Gamble và sử dụng quy trình tinh lọc dựa vào chất hòa tan, có khả năng hoàn nguyên phế liệu PP trở thành vật liệu như nguyên thuỷ. công ty cho biết quy trình này có thể khắc phục được các thách thức truyền thống trước đây khi sử dụng công nghệ tái chế PP cơ học như vấn đề mùi.

Theo ông chỉ có khoảng 1% của khối lượng hơn 160 tỷ pound được dùng mỗi nămtrên toàn cầu được tái chế lại.

John Lipman, giám đốc điều hành ngân hàng đầu tư cho tổ chức Capital có trụ sở tại Minneapolis, cho biết hai ngân hàng đầu tư tin tưởng công nghệ của PureCycle mang lại cho hảng một lợi thế cạnh tranh về mặt quy trình tái chế PP.

"Chúng tôi tin là với công nghệ này họ đã tạo nên một hàng rào để tiếp cận," Lipman nói.

PureCycle cho biết họ dự kiến bảy nhà máy sản xuất đầu tiên của họ sẽ có hệ số biên lợi nhuận từ thu nhập trước thuế, khấu hao tài sản cố định vô hình và hữu hình trên 50% vào năm 2024.

Trong một cuộc hội thảo trên mạng Otworth thông báo một thương vụ họ tin là tỷ lệ tái chế PP thấp hiện nay và các áp lực mà các công ty sản xuất hàng tiêu dùng phải đối mặt liên quan đến bao bì nhựa tạo nên một thị trường lớn cho PP tái chế.

"Giờ đây các khách hàng của chúng tôi sẳn sàng chi khoản tiền trội hơn giá của vật liệu nhựa nguyên thủy," ông ấy nói, ghi nhận rằng công ty có được nhiều hợp đồng với nhiều khách hàng đa dạng, bao gồm P&G, L'Oréal, Milliken & Co., Aptar và BMW I Ventures.

Otworth chỉ rỏ ngày càng có nhiều pháp luật tại các nước trên toàn thế giới có mục đích giảm thiểu lượng nhựa dùng một lần trở thành một động lực cho nhu cầu.

"Một số các biện pháp này về bản chất thường mang tính trừng phạt," Otworth nói. "số lượng lớn người dùng nhựa trên khắp thế giới ý thức được rằng họ sẽ phải hành động khá nhiều để gia tăng lượng nhựa tái chế họ đang dùng, đồng thời giảm bớt sử dụng các loại nhựa dùng một lần."

Các công ty cho biết PureCycle sẽ được niêm yết trên sàn Nasdaq Capital Market với mã định danh PCT và các điều khoản tài chính cho thương vụ sẽ bổ sung khoảng 667 triệu USD trên bảng cân đối kế toán của PureCycle.

Thương vụ bao gồm việc phát hành mới cổ phiếu phổ thông trị giá khoảng 835 triệu USD tại Công ty Roth CH Acquisition Co. Inc., một hình thức đầu tư chuyên trách được tạo ra cho thương vụ, cho các cổ đông hiện tại của PureCycle.

Thương vụ được dự kiến kết thúc trong quý 1.

-----