Các doanh nghiệp bán lẻ lớn cam kết đầu tư 15 triệu $ để ‘tạo phiên bản mới' cho túi nhựa các loại.

Walmart là một trong các nhà bán lẻ lớn tham gia chương trình “tạo phiên bản mới” cho chiếc túi..

Một nhóm doanh nghiệp bán lẻ lớn đang cam kết bỏ ra 15 triệu USD trong một nỗ lực có thời gian ba năm nhằm xem xét lại sản phẩm túi nhựa, tìm những sản phẩm thay thế mà họ cho rằng sẽ mang lại sự tiện lợi cho chiếc túi mà không tác động tiêu cực đến môi trường.

CVS Health, Target, Walmart và nhiều doanh nghiệp khác hôm 21 tháng 7 đã thông báo đang cùng hợp tác trong nỗ lực trên — được đặt tên là "Sáng Kiến Hơn Cả Chiếc Túi" — cùng với Các Đối Tác Chu Kỳ Khép Kín.

Theo họ, mục tiêu là nhằm “tái sử dụng chiếc túi nhựa dùng một lần" bằng cách tìm những vật thay thế vừa mang tính phổ thông đối với người tiêu dùng, đồng thời có tính bền vững hơn.

Nỗ lực sẽ bao gồm một thách thức cải tiến được doanh nghiệp thiết kế IDEO quản lý và một chương trình tăng tốc do tổ chức chu Kỳ Khép Kín quản lý nhằm dẫn dắt các giải pháp tiềm năng và đầu tư về hạ tầng.

"Bằng cách hợp tác giải quyết vấn đề, chúng tôi có mục tiêu đẩy nhanh tốc độ cải cách và thương mại hóa các giải pháp bền vững” Kathleen McLaughlin, phó chủ tịch điều hành kiêm trưởng bộ phận về bền vữngcủa Walmart phát biểu. "Chúng tôi hi vọng Sáng Kiến Hơn Cả Chiếc Túi sẽ làm xuất hiện nhiều giải pháp thực dụng, có chi phí vừa phải đáp ứng các nhu cầu của khách hang và giảm bớt rác thải nhựa."

Trong thông báo, tuy biết rằng có thể sẽ không dễ dàng, nhóm đã đề nghị và lưu ý các giải pháp thay thế chiếc túi nhựa hiện nay vừa không nhận được sự hỗ trợ rộng rải của toàn ngành vừa không có tính phổ thông với đại chúng, đồng thời nhiều giải pháp cũng mang nhiều thách thức của chính chúng đối với môi trường.

Tuy nhiên họ cũng ghi nhận nhiều vấn đề đáng kể về rác thải chung quanh các túi nhựa, như một tỷ lệ tái chế dưới 10% cho 100 triệu túi được sử dụng mỗi năm tại Mỹ, và số lần xuất hiện thường xuyên của túi nhựa trên danh sách top 10 các đồ vật phế thải trên các bãi biển và hệ thống thoát nước trên khắp thế giới.

"Chúng tôi biết tầm quan trọng của việc cho các khách hàng của chúng tôi đồng hành trên con đường tiến đến sự bền vững của chúng tôi, luôn nhớ rằng hầu hết đang tìm kiếm sự tiện lợi với tác động môi trường thấp nhất," Eileen Howard Boone, phó chủ tịch cấp cao công ty về trách nhiệm xã hội và trưởng bộ phận bền vững của CVS nói.

Nhóm thương mại của ngành, Liên Minh Túi Nhựa Tái Chế Được Hoa Kỳ, cho biết các đánh giá về vòng đời sản phẩm đang ủng hộ các túi nhựa.

"Ngành luôn chào đón các nỗ lực hỗ trợ cải cách liên quan đến sự bền vững của sản phẩm túi," ARPBA phát biểu. "Cho đến nay, mọi đánh giá chu kỳ vòng đời sản phẩm đã cho thấy chiếc túi nhựa truyền thống là sự lựa chọn tốt nhất tại quày tính tiền nếu nói về tính bền vững và hiệu quả tài nguyên. Các thành viên của ARPBA sẽ tiếp tục hợp tác với khách hàng của mình nhằm tăng tỷ lệ thu hồi, tái sừ dụng và tái chế, đồng thời tiếp tục duy trì các mục tiêu về bền vững đã được thông báo vào đầu năm nay."

Trong tháng 1, ARPBA đã thông báo các thành viên của họ đã cam kết thực hiện tỷ lệ hàm lượng tái chế trong các túi nhựa sẽ là 20% vào năm 2025, cùng với tỷ lệ túi được tái sử dụng hoặc tái chế sẽ là 95% vào năm 2025.

Thông báo này của các nhà bán lẽ không cho biết thông tin chi tiết thực sự nào về điều họ nghĩ là các giải pháp thay thế sẽ như thế nào. Nhưng một báo cáo chi tiết hơn được phát hành cùng với việc giới thiệu cho biết họ muốn có một cái nhìn rộng hơn về các yếu tố như mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nhà có khả năng thay đổi đến đâu cách mà khách hàng nhận được sản phẩm tại nhà như thế nào.

Báo cáo có tên "A New Way Home" cho biết các nhà bán lẽ không trông đợi chỉ có một giải pháp duy nhất sẽ xuất hiện đồng thời sẽ xem xét cả bản thân chiếc túi và các hành vi của những người sử dụng túi.

Báo cáo viết "Sự thật là không có bùa phép gì hiệu quả trong sự lựa chọn túi ngày hôm nay, thay vì vậy sẽ có nhiều sự đánh đổi."

Các nhà bán lẽ cho biết họ muốn giăng một cái lưới rộng vào cuộc nghiên cứu, bao gồm vật liệu mới, các giải pháp không dùng túi như giao hàng bằng máy bay không người lái, cũng như các máy bán hàng tự động đảo ngược trao đổi chai lon phế liệu lấy hàng có thối tiền, các cửa hiệu không rác thải và túi tái sử dụng được hoặc các loại bao bì khác.

Báo cáo nhận thức có những lựa chọn gây bối rối cho người tiêu dùng. Một cái túi này khi được sản xuất ra có thể mang tính thân thiện với môi trường hơn nhưng khi vứt bỏ còn gây hại nhiều hơn, trong khi một cái túi khác có thể lại có tac dụng ngược lại.

Báo cáo cũng cho rằng một chiếc túi nhựa vô cùng xấu xa có thể thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất hơn là loại túi giấy. Sản xuất túi nhựa dùng 70% năng lượng ít hơn và phát sinh 50% hiệu ứng khí thải nhà kính ít hơn là sản xuất túi giấy.

Báo cáo viết tuy vậy túi nhựa vào cuối tuổi thọ của chúng lại sinh ra vấn nạn.

Theo báo cáo “Sự nguy hại thực sự đối với môi trường của túi nhựa xuất hiện sau khi chúng được sử dụng," từ rác thải, vỡ nát ra thành vi nhựa, tỷ lệ tái chế thấp, cống rãnh tắt nghẽn, bị động vật vô tình ăn vào và thải ra khói độc hại khi bị thiêu đốt.

Theo báo cáo, chi phí của túi thấp, tốn một đồng xu để sản xuất, cũng khiến việc tái chế trở nên phức tạo bởi túi được sản xuất ra từ nhựa nguyên sinh có thể rẽ tiền hơnlà sản xuất từ vật liệu tái chế. So với túi giấy thì lại tốn 4-5 xu để sản xuất.

Nhóm cho biết túi nhựa là một vấn đề đối với hệ thống thu gom rác thải hiện nay. Theo báo cáo chỉ có 4% trong số 367 nhà máy xử lý tái chế tại Mỹ có khả năng giải quyết túi nhựa, với TP New York City chi tiêu mỗi năm 12.5 triệu $ để loại bỏ chúng. Báo cáo lý luận rằng các tttg dành cho túi đã tái chế vẫn chưa đủ.

Các nhà bán lẽ cũng cho rằng các tập đoàn về môi trường như Quốc tế Bảo Tồn và Bảo Tồn Đại Dương sẽ là các đối tác tư vấn.

"Chấm dứt túi nhựa bán lẻ sẽ là yếu tố thay đổi trò chơi đối với sức khõe hành tinh của chúng ta, và nhất thiết mọi giải pháp thay thế đều có thể được nhiều nhà bán lẻ thu nhận," Bambi Semroc, phó chủ tịch bộ phận chiến lược và thị trường bền vững thuộc tập đoàn Quốc Tế Bảo Tồn nói.

Tổ chức Hòa BÌnh Xanh - Greenpeace, không phải là một đối tác của dự án, cho biết các nhà bán lẻ nên chuyển sang các kiểu bao bì tái sử dụng lại được đồng thời có cái nhìn rộng rải hơn về các ứng dụng nhựa ngoài túi, bao gồm bao bì cho các sản phẩm nằm trên các kệ cửa hàng.

Tổ chức môi trường phi lợi nhuận Surfrider biện luận rằng thu phí và các lệnh cấm là cách tốt nhất để giảm bớt tiêu thụ, với mức thu phí trên mọi loại túi nhựa và giấy, hoặc lệnh cấm đối với túi nhựa và phí thu trên túi giấy.

“Chúng ta đã chứng kiến các quy định này đã làm tăng số lượng đáng kể người tiêu dùng tự mang túi của họ đi mua hàng và giảm đáng kể số lượng túi mua hàng xách tay cùng với việc xả rác. Chúng ta sẽ quan tâm khi thấy kết quả phong trào Hơn Cả Chiếc Túi mang lại, đặc biệt là các chi tiết ngoài thiếc kế của chiếc túi xách tay và tập trung vào việc xác định lại hình ảnh của các hệ thống mới, bao gồm các hệ thống tái sử dụng, để mang hàng hóa về nhà."

Sáng kiến về túi nhựa là sự hợp tác lớn thứ hai hình thành bởi Các Đối tác Chu KỳKhép Kín tham gia vào nghiên cứu về bao bì. Đó là Liên minh NextGen hiện đang thí điểm 12 thiết kế ly tái chế được, tái sử dụng được, hoặc có khả năng phân hủy được.

------------------