Ấn Độ làm đường từ... chất thải nhựa

Thay vì lãng phí tài nguyên cho việc tiêu huỷ chất thải, Ấn Độ đã sử dụng nhựa tái chế để trải đường thay thế cho PVC hay các vật liệu thông thường.

Ấn Độ làm đường từ... chất thải nhựa

Sáng kiến tái sử dụng các chất thải nhựa để làm đường, Ấn Độ đang tạo ra một cuộc cách mạng xanh sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai nhằm giảm tình trạng lãng phí tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm đất và tiết kiệm chi phí làm đường cho đất nước.

Chính quyền bang Maharashtra vừa quyết định sẽ sử dụng chất thải nhựa thay vì dụng nhựa PVC và nhựa đen để làm vật liệu rải đường. Biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng lãng phí chất thải bằng nhựa, tăng cường khả năng chịu nước cho các con đường mà còn góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, chi phí xây dựng đường xá cũng sẽ giảm do lượng tiêu thụ nhựa đường giảm nhờ sử dụng chất thải nhựa.

Các chất thải nhựa chủ yếu là các túi ni lông đã không còn sử dụng được nữa. Hỗn hợp nhựa rải đường sẽ được trộn theo tỉ lệ cứ 100kg nhựa đường thì cho thêm từ 3 đến 6kg chất thải nhựa.

Các chất thải nhựa chủ yếu là các túi ni lông đã không còn sử dụng được nữa. Hỗn hợp nhựa rải đường sẽ được trộn theo tỉ lệ cứ 100kg nhựa đường thì cho thêm từ 3 đến 6kg chất thải nhựa.

 Trong năm nay, chính phủ có kế hoạch kiểm tra và giám sát tiến trình thực hiện công thức này trước khi quyết định cho áp dụng rộng rãi hơn.

Trong năm nay, chính phủ có kế hoạch kiểm tra và giám sát tiến trình thực hiện công thức này trước khi quyết định cho áp dụng rộng rãi hơn.

Chia sẻ với tờ Thời báo Ấn Độ, một quan chức cấp cao PWD nói: “Chúng tôi sẽ sử dụng công thức này để làm 100km đường trong năm nay. Mục tiêu trong năm tới sẽ là 1000km.”

Một lợi thế nữa từ việc sử dụng chất thải dẻo là mang lại sức bền cho các con đường. Theo ước tính, dùng nhựa sẽ có thể làm tăng “tuổi thọ” của các con đường hơn 3 năm so với bình thường.

Chính phủ Ấn Độ cũng sẽ kêu gọi sự giúp đỡ của các sinh viên từ các trường học thu nhặt các chất thải nhựa như bao tải nhựa, túi sữa, hộp mỹ phẩm bằng nhựa, đồ gia đụng bằng nhựa, chai nhựa... để cung cấp cho các đơn vị làm đường tái chế lại.

Theo hướng dẫn của Chính phủ TW, “Các nghiên cứu cho thấy các chất thải nhựa có tiềm năng sử dụng khá lớn trong ngành xây dựng. Chỉ cần thêm một tỉ lệ nhỏ, khoảng 5 đến 10% trên tổng trọng lượng nhựa đường sẽ giúp cải thiện đáng kể độ dẻo Marshall, khả năng chịu đựng và tuổi thọ của các con đường hay vỉa hè. Việc sử dụng chất thải nhựa cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng những “con đường xanh” tại Ấn Độ.”