​ Tại sao ‘Made in Vietnam’ sẽ không thay thế được ‘Made in China’.

Khi nước Mỹ đang tìm cách thoát khỏi Trung quốc, có thể nghĩ rằng Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành công xưởng thứ hai của thế giới.


Ngày càng có nhiều công ty chuyển dịch sản xuất rời Trung quốc sang Vietnam. Ảnh: AFP

Trong tình hình hiện nay có vẻ như Việt Nam đã thắng Covid-19 trong cuộc chiến vì sức khõe sau khi chưa có ca tử vong nào được ghi nhận đồng thời được quốc tế ca ngợi khả năng quản lý khủng hoảng, đã xuất hiện nhiều suy đoán cho rằng quốc gia này cũng có thể chiến thắng về kinh tế trong cơn đại dịch.

Theo các nguồn tin từ Việt Nam, có nhiều chờ đợi quốc gia sẽ hưởng lợi từ các hoạt động của Mỹ nhằm “thoát Trung” về kinh tế bằng cách di dời các chuỗi cung cấp ra khỏi Trung quốc sang các nước khác trong khu vực trong đó có Việt Nam.

Vào đầu tháng 5, các phương tiện truyền thông cho biết tập đoàn công nghệ khổng lồ Mỹ Apple đã bắt đầu sản xuất 3-4 triệu sản phẩm – hoặc khoảng 30% của quý 2 – số tai nghe AirPod tại Việt Nam trong tháng 4, một dấu hiệu cho thấy hảng đang di dời một số chuỗi cung cấp của họ ra khỏi Trung quốc.

Báo cáo ghi nhận nhiều nhà cung cấp của Apple, bao gồm Foxconn và Pegatron, và hảng sản xuất iPad,Compal Electronics, cũng đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Inventec, một công ty lắp ráp AirPods cũng được biết là đang xây dựng một nhà máy tại Việt Nam.

Khủng hoảng coronavirus đã làm căng thẳng giữa các siêu cường quốc leo thang, khi tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy tâm lý bài Trung quốc còn lên cao hơn bình thường, kể cả phổ biến các lý thuyết âm mưu cho rằng vi rút xuất phát từ một phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán thay vì từ một chợ bán đồ tươi sống.

Vào đầu tháng này, Trump nói với Fox News “chúng ta sẽ cắt đứt hoàn toàn mọi quan hệ”, một lời đe dọa đã làm sôi sục tuần này cùng với sự thống nhất phê chuẩn một dự luật của thượng viện Mỹ còn đang được chờ đợi, mà sau khi được thông qua sẽ buộc các công ty Trung quốc rời khỏi bảng niêm yết trên các sàn chứng khoán Mỹ.

Vào ngày 18/5, được biết các quan chức Mỹ đang lập kế hoạch thúc đẩy mạnh mẻ các doanh nghiệp Mỹ nào di dời các hoạt động ở hải ngoại về sẽ được đền bù, trong đó có đề xuất một khoản tiền 25 tỷ USD cho “quỹ hỗ trợ chuyển cơ sở trở về nước”. Chính phủ nước Nhật cũng đã có nhiều kế hoạch chi trả cho các doanh nghiệp của mình để chuyển cơ sở kinh doanh từ Trung quốc trở về.

Hơn nữa, mới đây Trump cũng đã dọa đưa ra nhiều mức thuế quan mới áp lên mức hiện hành 25% đánh trên khoảng 370 tỷ USD trị giá hàng Trung quốc xuất khẩu qua Mỹ, gây tác động đến các doanh nghiệp Mỹ vẫn còn đang hoạt động trong các chuỗi cung ứng Trung quốc.

Các báo cáo cho rằng chính quyền của Trump đang làm việc để xây dựng một liên minh mới gồm “các đối tác được tin cậy” được biết có tên là “Mạng Thịnh Vượng Kinh Tế” để thực hiện việc tách khỏi Trung quốc.


Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm lá cờ Việt Nam trong khi thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (Trái) vẫy một lá cờ Mỹ khi họ đến Văn pphòng chính phủ tại Hà Nội họp vào ngày 27/2/2019. Ảnh: Saul Loeb/AFP

Trong buổi nói chuyện vào cuối tháng 4, Ngoại trưởng Mike Pompeo ám chỉ Việt Nam sẽ tham gia vào liên minh này khi ông ấy nói đang thảo luận với Hà Nội cũng như Úc, Ấn độ, Nhật, Tân Tây Lan và Hàn quốc để “chúng ta tìm cách tái cấu trúc lại … các chuỗi cung ứng ngăn ngừa tình trạng như thế này không bao giờ xảy ra nữa.”

Cùng lúc ấy, Việt Nam đang ráo riết tìm kiếm những động lực phát triển mới, đặc biệt khi đầu tư nước ngoài đã sụt giảm 15% từ tháng 1 và tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái.

Vào đầu tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi doanh nghiệp trong nước và khu vực tư nhân “cùng chung sức để tái khởi động nền kinh tế Việt Nam.”

Ông Phúc phát biểu trước đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong một sự kiện trực tuyến được mô tả như một hội nghị kinh doanh quy mô lớn chưa từng có: “Nền kinh tế Việt Nam như cái lò xo bị nén chờ bung ra”.

Trong nhiều năm nay, có nhiều hảng đa quốc gia đã chuyển dịch ít nhất một số chuỗi cung ứng của họ từ Trung quốc sang nhiều địa điểm như Việt Nam, nơi có lao động rẻ hơn và cơ sở hạ tầng có thể so sánh được là đầy đũ.

Năm rồi Hàn quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, mang vào Việt Nam gần một phần năm tổng số giá trị đầu tư mới trực tiếp $38 tỷ USD. Xếp sau là Hong Kong, Nhật và Trung quốc.

Trước khi đại dịch xảy ra nền kinh tế toàn cầu đã và đang bị tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung mà một số người hi vọng sẽ chấm dứt vào cuối tháng 1 thông qua một thỏa thuận “giai đoạn một”.

Lúc này Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế châu Á hưởng lợi từ chiến tranh thương mại,bởi mức thuế quan Mỹ đánh trên hàng xuất khẩu của Trung quốc gia tăng đã buộc các nhà sản xuất chuyển dịch hoạt động khỏi Trung quốc.

Vì những lý do tương tự, Việt Nam có thể hưởng lợi nhờ đại dịch vi rút corona đã thúc đẩy các chuỗi cung cấp di dời khỏi Trung quốc.

Lương tối thiểu tại Việt Nam còn thấp hơn ở các quốc gia láng giềng nghèo hơn như Cam pu chia, hiện ở mức từ $132 và $190 mỗi tháng tùy vùng.


A Việt Namese worker toils in a garment factory in a file photo. Photo: AFP

Việt Nam tham gia hơn 12 hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gồm 11 thành viên và một hiệp định mới ký với cộng đồng Châu âu vào năm ngoái.

Một số nhà phân tích liên hệ việc này như là các chiến lược “Trung quốc cộng một” hoặc “Trung quốc cộng hai” mở rộng, trong đó các doanh nghiệp nước ngoài duy trì một số chuỗi cung ứng tại Trung quốc nhưng đa dạng hóa hoạt động đến các nước khác, đặc biệt có vị trí địa lý gần Trung quốc như Việt Nam.

Trong khi sự bùng phát được chờ đợi của làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp rời bỏ Trung quốc đến Việt Nam có thể làm dịu bớt khủng hoảng kinh tế gây nên bởi vi rút corona mà quốc gia nào cũng phải đương đầu, “Made in Việt Nam” sẽ không sớm thay thế được “Made in Trung quốc”– hoặc thậm chí không thể thay thế được.

David Dodwell, giám đốc điều hành Nhóm Nghiên Cứu Chính Sách APEC - Hong Kong, một tổ chức nghiên cứu phân tích về chính sách thương mại, đã ghi nhận một số điểm khác biệt giữa Việt Nam và Trung quốc trong một bài đăng trên tờ South China Morning Post.

Quy mô là một yếu tố. Các nhà phân tích ghi nhận tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam năm 2018 nhỏ hơn của Trung quốc 55 lần, trong khi 15 tỉnh của Trung quốc có GDP lớn hơn cả nước Việt Nam.

Hơn nữa, Trung quốc có khoảng 800 triệu công nhân sản xuất, trong khi Việt Nam chỉ có 55 triệu. Năm 2017, Dodwell ghi nhận tỷ lệ sản lượng Trung quốc làm ra chiếm hơn 28% tổng sản lượng toàn cầu trong khi của Việt Nam chỉ chiếm 0.27%.

Sau đó còn nhiều khía cạnh kỹ thuật nữa. Các cảng công te nơ của Thượng Hải, thuộc hàng bận rộn nhất thế giới, có khả năng xử lý 40 triệu công te nơ mỗi năm, trong khi cảng lớn nhất của Việt Nam tại TPHCM chỉ có thể giải quyết 6.15 triệu công te nơ.

Ngay cả hiện tại Việt Nam còn đang có nỗ lực lớn để đáp ứng nhu cầu về điện năng. Tháng này thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các hộ gia đình và doanh nghiệp cắt giảm tiêu dùng điện kể cả tắt các đèn quảng cáo ban đêm.

Ngoài ra còn sự kiện Trung quốc có một thị trường tiêu dùng nội địa phát triển nhanh chóng, có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài có hi vọng thu nhiều lợi nhuận mà không cần phải xuất khẩu sản phẩm của họ sản xuất vào Trung quốc.


Một người đang đeo mặt nạ bảo hộ đi bộ ngang qua một cửa hàng bán đồ lưu niệm tại Hà NỘi ngày 26/2/2020 giữa những lo ngại về nạn bvùng phát dịch virút corona Covid-19. Ảnh: AFP/Nhac Nguyen

Điều đó ít đúng ở Việt Nam, nơi GDP mỗi đầu người vẫn thấp hơn ở các quốc gia nghèo như Libya, Guatemala và Belize.

Có nhiều tiền hơn cũng mang lại nhiều vấn đề hơn đối với Hà Nội. Kể từ lúc vào làm việc tại Nhà Trắng tháng giêng năm 2017 Trump đã có mối quan hệ thăng trầm với Việt Nam. Thủ tướng Phúc là nhà lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á được ông ấy nói chuyện và mời viếng thăm Nhà Trắng.

Tuy nhiên nỗi ám ảnh của Trump làm sao giảm được mất cân đối thương mại của nước Mỹ đã thử nghiệm các mối quan hệ của ông đối với Hà Nội. Thật vậy, trong thời gian cao điểm của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung năm rồi, Trump còn đột ngột đả kíchViệt Nam là “kẻ lạm dụng tệ hại nhất” vì có thặng dư thương mại đáng kể đối với Mỹ.

Phúc đã cố thu xếp tình hình bằng cách ký nhiều thương vụ nhập khẩu lớn với Mỹ với giá trị hàng tỷ USD, trong đó cócác thương vụ mua máy bay Boeing là lớn nhất, nhằm giảm bớt thặng dư thương mại của Việt Nam. Tuy vậy các nỗ lực này đã không thể làm cho mức thặng dư ngừng tăng lên.

Năm 2019, thặng dư thương mại Việt Nam với Mỹ tăng đến 47 tỷ USD, cao hơn năm 2018 là 34.9 tỷ USD, theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam.

Lúc này nếu Washington nghiêm túc trong việc chuyển dịch các chuỗi cung ứng từ Trung quốc với một số lượng lớn đáng kể sang Việt Nam, như vậy làm gia tăng sản lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thì chắc chắn khiến cho thặng dư thương mại của Việt Nam so với Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên.

Nếu sau tuyển cử ông Trump thắng và được làm tổng thống nhiệm kỳ hai vào tháng 11, đồng thời vẫn giử nỗi ám ảnh của ông là giảm thâm hụt thương mại của Mỹ cùng với với việc thúc đẩy các chuỗi cung ứng rời khỏi Trung quốc sang Việt Nam, Hà Nội sẽ phải khéo léo cân đối lại vị thế của mình để làm nơi thay thế Trung quốc thời hậu Covid-19.