Tổng kết 2014:​Nhìn lại một năm xuất khẩu sản phẩm nhựa và cơ hội mới trong năm 2015

-Năm 2014, kinh tế thế giới có nhiều biến động mạnh, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta. Tuy vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa nước ta vẫn tăng 12,3% so với năm 2013, đạt 1 tỷ 994,0 triệu USD. Đây là mức tăng thấp hơn so với dự báo tăng 13,5-16,5%.

-Sản phẩm nhựa Việt Nam có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu trong năm 2015. Nguyên nhân do giá dầu thô thế giới liên tục giảm sâu, thuế suất xuất khẩu sản phẩm nhựa đang được xem xét giảm. Đặc biệt, sức tiêu thụ của người dân tăng cao. Dự báo, trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta sẽ tăng, đạt khoảng 2 tỷ 459,5 triệu USD, tăng 23,3% so với năm 2014.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa (Đvt: triệu USD)


Năm 2015, Việt Nam triển khai thực hiện các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ và các đối tác, Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU và liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan... Đây là cơ hội để các DN nhựa mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Ngay từ tháng đầu tiên của năm 2015, rất nhiều doanh nghiệp nhựa đã nhận đơn hàng đến hết quý II đối với các đối tác lớn như Châu Âu, Mỹ...Hiện nay, nhu cầu của các đối tác về sản phẩm các loại bàn ghế làm từ sợi nhựa ngày càng nhiều nên các doanh nghiệp cần chú trọng đến mâu mã, chất lượng sản phẩm, để sản phẩm nhựa này ngày càng cố chỗ đứng hơn ở thị trường thế giới.

Trong năm 2014, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa của nước ta, kim ngạch nhập khẩu của thị trường này cao hơn hẳn so với các thị trường còn lại. Tuy nhiên, trong năm qua thị trường này tăng thuế tiêu dùng nên ảnh hưỏng đến mức độ mua sắm người dân giảm, nên sản phẩm nhựa xuất khẩu tới thị trưởng này cũng không có nhiều biến động. Ngoài ra, còn 4 thị trường lớn khác nhập khẩu khá lớn sản phẩm nhựa này đạt kim ngạch trên 100 triệu USD là Mỹ, Đức, Hà Lan và Campuchia. Hầu hết các thị trường này có kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm ngoái chỉ có Campuchia có kim ngạch giảm khá lớn.

Có 6 sản phẩm nhựa Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 115,0 triệu USD trong năm 2014 đó là túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa; vải bạt; các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói; sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa cõng nghiệp. Các sản phẩm nhựa này đều có kim ngạch xuất khẩu tăng so với năm 2013.

Đáng chú ý, vải bạt có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất, đưa sản phẩm này vượt qua các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói trở thành sản phẩm xuất khẩu nhiều thứ 3 của Việt Nam trong năm 2014.

Về các thị trường nhập khẩu các sản phẩm nhựa:

Sản phẩm nhựa của Việt Nam được xuất khẩu tới 160 thị trường trên thế giới trong năm 2014, giảm 2 thị trường so với năm 2013. Trong đó, có 28 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10,5 triệu USD và 70 thị trường đạt kim ngạch đạt trên 1,0 triệu USD.Đặc biệt, có 6 thị trường đạt kim ngạch trên 100,0 triệu USD là thị trường Nhật Bản, Mỹ,Đức, Hà Lan, Anh và Campuchia. Trong đó, thị trường Nhật Bản có kim ngạch xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với các thị trường còn lại. Hầu hết kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa tới các thị trường đều tăng so với năm 2013.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa nhiều nhất năm 2014 (% tính theo trị giá)

Nhật Bản đứng đầu về nhập khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2014, đạt 459,6 triệu USD, tăng 11,7% so với năm 2013. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Nhật Bản chiếm 23,1%. Trong tháng cuối năm, xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này tăng nhẹ. Nhật Bản tiếp tục là thị trường lớn của sản phẩm nhựa nước ta trong năm 2014. sản phẩm nhựa chính xuất khẩu nhiều tới thị trường này như sản phẩm túi nhựa, sản phẩm nhựa công nghiệp, đồ dùng trong văn phòng, trường học.

Thời điểm cuối năm 2014, kinh tế Mỹ ít nhiều gặp khó khăn. Tuy vậy, sản phẩm nhựa nước ta xuất khẩu tới thị trường này ảnh hưởng không nhiều. Đây vẫn là thị trường đứng thứ 2 về nhập khẩu sản phẩm nhựa của nước ta trong năm 2014, đạt 255,2 triệu USD, chiếm 12,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa, tăng mạnh 29,8% so với năm 2013.Chứng tỏ đây vẫn là thị trường lớn và nhiều tiềm năng của ngành nhựa xuất khẩu nước ta trong năm 2015. Một số chủng loại xuất khẩu chủ yếu tới thị trường này là các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói và sản phẩm nhựa gia dụng.

Trong năm 2014, thị trường Đức và Hà Lan có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa nước ta xấp xỉ nhau. Đây là 2 thị trường dẫn đầu thị trường EU về nhập khẩu sản phẩm nhựa của nước ta, với kim ngạch xuất khẩu tới 2 thị trường này đạt tương ứng là 117,65 triệu USD và 117,69 triệu USD, cùng chiếm tới 5,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sảnphẩm nhựa. So với năm 2013, xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Đức tăng 5,6%, còn xuất khẩu tới Hà Lan tăng 16,4%. Trong năm qua, xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Đức khôngtăng nhiều, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Hà Lan tăng khá hơn. Đức và Hà Lan trong năm 2015 vẫn là những thị trường lớn và tiềm năng, mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Dự báo kim ngạch xuất khẩu tới 2 thị trường này tăng trưởng mạnh trong năm 2015. Xuất khẩu sản phẩm nhựa tới 2 thị trường này chủ yếu là túi nhựa; tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác.

Anh là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa của Viêt Nam nhiều thứ 3 trong nhóm EU, và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 sản phẩm nhựa trong năm 2014, với kim ngạch nhập khẩu đạt 106,98 triệu USD, chiếm 5,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm 2013. So với năm 2013, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 22,5%. Đây là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa rất khó tính và đòi hỏi cao ở mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Có rất nhiều sản phẩm nhựa xuất khẩu tới thị trường này, nhưng chủ yếu là sản phẩm túi nhựa.

Campuchia tụt xuống vị trí thứ 6 về nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2014, tụt 3 bậc so với năm ngoái, đạt 104,5 triệu USD, chiếm 5,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa. Tuy nhiên, Campuchia vẫn là thị trường lớn nhất trong nhóm thị trường ASEAN nhập khẩu sản phẩm nhựa nước ta trong năm nay. So với năm 2013, kim ngạch xuất khẩu giảm 14,7%. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu tới thị trường này như túi nhựa và các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2014 tới thị trường Hàn Quốc có kim ngạch tăng mạnh so với năm 2013. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Hàn Quốc trong năm 2014 đạt 58,9 triệu USD, chiếm 3,0% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa, tăng mạnh 36,3%. Đây là thị trường Châu á tiềm năng của ngành nhựa nước ta trong năm 2015 sắp tới. Xuất khẩu chủ yếu tới thị trường này sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa.

Ngoài ra, có 2 thị trường trong khối ASEAN là PhiliPPin và Inđônêxia nhập khẩu khá lớn sản phẩm nhựa của nước ta trong năm 2014, với kim ngạch xuất khẩu đạt tương ứng là 68,5 triệu USD và 63,2 triệu USD, chiếm tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa lần lượt là 3,4% và 3,2%. So với năm 2013, thị trường Philipine có kim ngạch xuất khẩu tăng rất mạnh 212,1%, còn thị trường Inđônêxia có kim ngạch giảm 6,8%. Đây là những thị trường tiềm năng của ngành nhựa nước ta trong năm 2015, các doanh nghiệp nhựa cần chú ý hơn nữa tới các thị trường này. Xuất khẩu chủ yếu tới 2 thị trường này cùng là sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa.

Tham khảo thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2014

Thị trường

Năm 2014 (USD)

So 2013 {%)

Nhât Bản

459.638.452

11.7

Mỹ

255.151.422

29,8

Hà Lan

117.655.266

16,4

Đức

117.693.986

3,6

Anh

106.981.914

22,5

Campuchia

104.565.744

-14,7

Hàn Quốc

58.928.873

36,3

Inđônêxia

63.248.922

-6,8

PhiliPPin

68.577.622

212,1

Australia

39.446.974

10,1

Pháp

43.813.558

26,1

Trung Quốc

33.256.895

7,7

Thái Lan

46.793.313

13,7

Bỉ

29.473.162

46,7

Đài Loan

32.128.949

2,3

Malaysia

40.886.657

-13,3

Italy

24.798.846

18,5

Thuỵ Điển

26.239.318

61,1

Canada

21.006.780

9,3

Ba Lan

21.516.521

33,5

Lào

17.275.457

24,7

Tây Ban Nha

19.003.142

17,9

Myanma

15.135.286

63,3

Đan Mach

12.790.156

41,1

Singapore

18.075.577

-21,1

Thổ Nhĩ Kỳ

11.646.526

35,3

Reunion

3.531.292

7,6

Hồng Kông

13.971.466

38,2

Nga

10.800.053

6,8

New Zealand

8.121.024

-3,8