Số liệu thống kê: Kim ngạch xuất khẩu PE, PVC của Mỹ giảm nhẹ hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2021

Không có gì ngạc nhiên khi kim ngạch xuất khẩu PE và PVC của Mỹ sụt giảm trong 6 tháng đầu năm nay do phải đối mặt với những sự cố sản xuất lớn, đặc biệt là sau cơn bão vùng cực vào tháng 2. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng vận tải biển ngày càng sâu sắc đã tác động đến xuất khẩu. Tuy nhiên, sự sụt giảm này không phải là vấn đề lớn vì Mỹ dường như đã tăng cường xuất khẩu sang các điểm đến gần đó bao gồm Mỹ Latinh và Canada để bù đắp cho sự hao hụt trên thị trường toàn cầu.

Xuất khẩu PE 6 tháng đầu năm của Mỹ giảm so với cùng kỳ năm ngoái

Theo Thống kê Nhập khẩu ChemOrbis, tổng kim ngạch xuất khẩu PE của Mỹ trong nửa đầu năm đã giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn khoảng 4,5 triệu tấn. Mặc dù những người tham gia thị trường trên khắp châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á thấy được sự thiếu vắng nguồn cung thường xuyên và chủ yếu này do tình trạng khan hàng liên tục và các rào cản logistic, song thống kê cho thấy PE của Mỹ phần lớn xuất hiện ở Bắc và Nam Mỹ.

PE của Mỹ tràn sang Mỹ Latinh và Canada

Tỷ trọng của Mỹ Latinh trong xuất khẩu PE của Mỹ đã tăng từ 29% trong nửa đầu năm 2020 lên 35% trong nửa đầu năm 2021, trong đó Mexico là điểm đến xuất khẩu chính tính tới hiện tại. Trong 6 tháng năm nay, Mỹ xuất khẩu PE sang Mexico nhiều hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang Brazil tăng mạnh hơn với 62%. Tỷ trọng của Brazil trong tổng xuất khẩu PE của Mỹ cũng tăng 5%, đạt hơn 10% trong năm nay và đứng ở vị trí thứ hai. Trong khi đó, xuất khẩu sang Canada tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

PE – US– LLDPE– HDPE– Exports

PE xuất khẩu ra “ngoài châu Mỹ” hứng chịu tác động mạnh

Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu giảm 18% sang Bỉ và 27% sang Thổ Nhĩ Kỳ so với cùng kỳ năm ngoái. Các điểm đến châu Á dường như phải đối mặt với tác động mạnh vì xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái và sang Singapore và Malaysia giảm 45-48%. Trung Quốc là điểm đến chủ chốt thứ hai của PE Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2020, chiếm 10% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu, song tỷ lệ này đã giảm xuống 8% trong năm nay.

Tổng kim ngạch xuất khẩu PVC giảm nhưng tỷ trọng của Mỹ Latinh bùng nổ

Tương tự như PE, xuất khẩu PVC cũng giảm 17% trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn hơn 1 triệu tấn. Sự thay đổi trên thị trường PVC nổi bật hơn khi nhiều điểm xuất khẩu của năm ngoái đã bị xóa khỏi danh sách các nước xuất khẩu hàng đầu tính tới thời điểm hiện tại.

Tỷ trọng của Mỹ Latinh trong tổng xuất khẩu PVC của Mỹ tăng gần gấp đôi, lên gần 40%; trong khi Canada tăng 10%, đạt 26%, đều so với cùng kỳ năm ngoái. Khi mất liên hệ với các nước châu Á, châu Phi và Trung Đông, Mỹ đã đổ dồn toàn bộ sự chú ý sang Canada và Mỹ Latinh; và kim ngạch xuất khẩu PVC tăng 37% sang Canada, 21% sang Mexico, 86% sang Peru, 28% sang Guatemala, 91% sang Colombia và 39% sang Costa Rica.

Xuất khẩu PVC sang châu Á sụt giảm do các vấn đề vận chuyển

Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của năm ngoái, đã giảm mạnh tới 87% trong năm nay, kết thúc 6 tháng đầu năm chỉ với 17.000 tấn. Pakistan, UAE, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cũng không lọt vào danh sách top 20. Các vấn đề dai dẳng về vận chuyển đã khiến cước phí vận tải hàng hóa giữa Mỹ và các nước châu Á tăng cao và do đó đẩy giá hàng xuất khẩu của Mỹ tại các điểm đến này tới mức không khả thi.

Trong khi đó, xuất khẩu sang Ai Cập giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nước này vẫn là điểm đến lớn thứ 4 của PVC Mỹ.

PVC của Mỹ không bỏ lỡ mức giá cao kỷ lục tại Thổ Nhĩ Kỳ trong nửa đầu năm

Mặt khác, xuất khẩu PVC sang Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái, do mức giá cao kỷ lục tại nước này trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5, mang lại lợi nhuận cao nhất cho người bán vì nguồn cung khan hiếm.

PVC – US– Exports