Giá ethylene giao ngay tại Châu Á lên cao nhất trong 3 tháng

Giá dầu thô tăng kết hợp với nguồn hàng ethylene khan hiếm tại Châu Á đã làm tăng giá nguyên liệu giao ngay trong thời gian gần đây. Theo ChemOrbis Price Wizard, giá ethylene giao ngay đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng Năm trên cơ sở CFR Đông Á.

Giá nhóm hàng năng lượng được hỗ trợ bởi nỗ lực bình ổn thị trường dầu mỏ của các nhà sản xuất tạo ra tâm lí lạc quan trên thị trường. Các nhà sản xuất bao gồm Ả Rập Saudi và Nga cho biết họ đã sẵn sàng đàm phán đóng băng sản lượng, mặc dù việc liệu các nhà sản xuất dầu lớn sẽ thực sự hành động hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Giá dầu thô trên Sàn Giao dịch NYMEX tăng khoảng USD4/thùng so với tuần trước và tăng hơn USD8/thùng so với ngày 1 tháng Tám. Chi phí năng lượng đi lên đã đưa giá naphtha tăng vượt ngưỡng USD400/tấn trên cơ sở CFR Nhật Bản vào giữa tháng Tám. Trong khi đó, giá naphtha giao ngay gần đây đã tăng vọt USD40/tấn so với tuần trước và tăng USD50/tấn so với đầu tháng.

Nguồn: ChemOrbis Price Wizard


Theo đó, chi phí ethylene trong khu vực tăng USD20/tấn trên cơ sở CFR Đông Nam Á và cho thấy tổng mức tăng USD35/tấn so với đầu tháng Tám. Giá ethylene giao ngay tăng mạnh USD60/tấn trên cơ sở CFR Đông Bắc Á so với tuần trước. Tổng mức tăng là USD65/tấn so với đầu tháng Tám.
Ngoài việc giá dầu thô và naphtha tăng, các doanh nghiệp cũng cho rằng nguồn hàng khan hiếm là lí do dẫn đến giá ethylene đi lên do một số nhà máy tách nguyên liệu được cho là đã dừng hoạt động kể từ tháng Bảy và tháng Tám. JX Nippon Oil & Energy Nhật Bản đã tiến hành bảo dưỡng nhà máy tách nguyên liệu với công suất 404,000 tấn/năm tại Kawasaki từ tháng Bảy. Đợt bảo dưỡng này được dự kiến sẽ kết thúc vào tháng Chín.
Vào cuối tháng Bảy, Formosa Petrochemical Đài Loan đã đóng cửa nhà máy tách nguyên liệu số 2 với công suất 1.03 triệu tấn tại Mailiao để bảo dưỡng trong khoảng 50 ngày. Tại Trung Quốc, nhà máy tách nguyên liệu của Sinopec Sabic Tianjin Petrochemical đang trong kì bảo dưỡng kể từ đầu tháng Tám. Nhà máy tách nguyên liệu với công suất 1 triệu tấn/năm được đặt tại Tianjin và có kế hoạch trở lại sản xuất vào cuối tháng Chín.Theo các doanh nghiệp tại Châu Á, một số nhà máy tại Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đóng cửa để bảo dưỡng theo kế hoạch vào tháng sau.